MƯỜI BÍ KÍP ĐỂ QUẢN LÝ DỰ ÁN TỐT HƠN

Quản lý dự án ngoài việc phụ thuộc vào bạn làm được gì, còn phụ thuộc vào cách bạn thực hiện công việc đó như thế nào . Thái độ và cách hành xử của bạn với mọi người sẽ ảnh hưởng đến cách mà họ đáp  lại với bạn. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu những “Mẹo” giúp bạn giành được ủng hộ tuyệt đối của mọi người – Chỉ là những gì tôi đọc trong cuốn quản lý dự án for Dummies thôi 😀

  1. Hãy luôn hỏi tại sao.

Tìm kiếm những lý do đằng sau các đề nghị và hoạt động. Trả lời được những câu hỏi “Tại sao” sẽ giúp bạn có những ứng xử hợp lý với các thành viên dự án, các cấp quản lý, và tất cả các đối tượng dự án (qua đó thúc đẩy động lực và sự đồng thuận của mọi người). Trước tiên, hãy tìm hiểu những lý do đằng sau những yêu cầu và hành động của mọi người; sau đó hãy chia sẻ những tìm hiểu của mình cho những người khác.

  1. Hãy nói “Tôi có thể làm được”.

  Xem những vấn đề gặp phải là những thách thức và làm mọi cách để có thể vượt qua chúng. Hãy sáng tạo, linh hoạt và ngoan cường. Hãy nỗ lực không ngừng đến khi bạn giải quyết được vấn đề.

  1. Hãy nhìn vào hoàn cảnh.

  Hãy để mắt đến mọi sự kiện. Hiểu rõ nơi mà bạn muốn đi và cách để đạt được điều đó. Nhìn ra được tác động từ hành động của chính mình đến hiện tại và các nỗ lực sau này. Hãy chia sẻ tầm nhìn của bạn với mọi người.

  1. Hãy suy nghĩ tỉ mỉ.

Hãy tỉ mỉ. Nếu bạn không suy xét thấu đáo những vấn đề trong chính dự án của mình thì ai sẽ làm điều đó? Bạn càng bày tỏ rõ ràng các kết quả mong đợi của dự án, mọi người sẽ càng nhận ra những ích lợi đến từ đến từ dự án của bạn. Và khi bạn đặt ra mong đợi trong công việc rõ ràng, thì mọi người sẽ thường xuyên đưa ra câu hỏi quan trọng và sâu sắc hơn- Điều này đảm bảo sự thành công trong công việc. Chính sự rõ ràng thúc đẩy động lực cá nhân và giảm  thiểu nguy cơ gây sai sót.

  1. Hãy thận trọng khi phán đoán.

  Hãy dành thời gian tìm hiểu thông tin thực tế, chỉ đưa ra các phán đoán như một thông tin cuối cùng. Mỗi giả định đều kèm theo một rủi ro nếu đó là một nhận định sai lầm. Giả định càng ít thì lòng tin với kế hoạch càng cao.

  1. Mọi người là đồng minh, không phải là đối thủ.

  Hãy hướng đến mục tiêu chung, không phải việc riêng. Giữ cho mọi người tâm trạng thoải mái sẽ kích thích khả năng động não, suy nghĩ sáng tạo, và sẵn sàng thử những ý tưởng mới- đây là điều thiết yếu cho thành công của của dự án. Nhưng nếu dùng một thái độ đối chọi với mọi người, ta sẽ đẩy họ vào thế phòng bị và biến họ trở thành kẻ đối đầu.

  1. Hãy nói những gì bạn dự định và hãy dự định những gì bạn nói.

  Giao tiếp rõ ràng. Luôn luôn cụ thể bằng cách cho mọi người biết chính xác ý định của bạn. Cho họ biết bạn cần họ hiểu gì, bạn muốn họ làm gì. Không để những chi tiết dẫn dắt trí tưởng tượng của họ. Bạn có thể cho rằng trở nên mơ hồ sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn, nhưng thực tế, truyền đạt không rõ ràng chỉ làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hiểu lầm và nhiều sai sót.

  1. Tôn trọng mọi người.

  Hãy tập trung vào các điểm mạnh của các thành viên hơn là điểm yếu của họ. Với từng thành viên trong nhóm, hãy tìm hiểu phẩm chất của họ và trân trọng điều đó. Mọi người sẽ làm việc tích cực và yêu thích công việc của mình hơn khi họ được trân trọng và ghi nhận nỗ lực. 

  1. Công nhận những thành tích tốt.

Dành thời gian để ghi nhận những thành tích tốt. Khi một người hoàn thành tốt công việc, hãy nói với họ, hãy nói với cấp trên của họ, hãy nói với những thành viên khác và nói với đồng nghiệp của họ rằng bạn đánh giá cao sự cố gắng và kết quả mà họ làm ra. Nhận thức được thành tích tốt của một người giúp họ có lòng tin vào sự đúng đắn và giá trị thành quả của họ; lời khen ngợi của bạn cho cho biết bạn trân trọng nỗ lực của họ, và đó sẽ là động lực để họ có thể hợp tác với bạn và các thành viên khác ở những dự án trong tương lai. 

   Khi công nhận thành tích tốt của một người, hãy nhắc đến chất lượng kết quả họ đạt được cũng như công sức mà họ bỏ ra. Hãy cụ thể- nói chính xác những gì họ đã làm hay những gì họ tạo ra và bạn trân trọng điều đó. Hãy đưa ra những nhận xét, phản hồi của bạn ngay; đừng đợi đến cả mấy tuần hay mấy tháng mới công nhận sự cố gắng của họ.

  1. Hãy là nhà quản lý và nhà lãnh đạo.

  Hãy lưu tâm đến mọi người cũng như mọi thông tin, quá trình và hệ thống. Hãy tạo ra tầm nhìn và chia sẻ tầm nhìn cùng sự phấn khích của bạn, những cũng không được quên để mọi người ý thức được trật tự giữa các cấp bậc và tính hiệu quả. Khuyến khích mọi người phấn đấu đạt những kết quả tốt nhất, chỉ dẫn và hỗ trợ họ để đạt những kết quả đó.

Trên đây là phần mà tôi muốn chia sẻ nhất nhất trong cuốn sách này, mỗi chương sách đều độc lập nên bạn là một người giàu kinh nghiệm hay mới đi làm thì đều có thể đọc bắt đầu từ chương mà bạn quan tâm nhất tùy thuộc vào nhu cầu nha 😀

 

One Reply to “MƯỜI BÍ KÍP ĐỂ QUẢN LÝ DỰ ÁN TỐT HƠN”

  1. Hay thế! Luôn hỏi tại sao là điều vô cùng với công việc quản lí hay sao ấy.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *