Có khi nào, bạn giành một chút thời gian để trả lời câu hỏi “Những điều mình đã, đang và chuẩn bị làm là vì cái gì?”. Hay là cái gì thúc đẩy chúng ta thực hiện những điều đó. Hoặc mỗi khi bạn nhìn thấy một ai đang làm việc gì đó và bạn hỏi họ về thứ đã thúc đẩy họ (có thể nó là một sự vô duyên). Sẽ có rất nhiều đáp án khác nhau. Chúng ta thử đi sâu hơn tìm hiểu về nó nhé.
Daniel H. Pink một nhà văn, nhà báo người Mỹ đã có một nghiên cứu như sau:
Thửa sơ khai, con người cố gắng để tồn tại, săn bắt kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ thù ăn thịt. Con người khi đó hạn chế tiếp xúc thành phần bên ngoài. Những hành động, lối sống, thói quen đó không có gì khác với loài khỉ bây giờ hay các loài động vật khác. Nó vẫn là một sự bình thường, xã hội loài người khi đó vẫn hoạt động bình thường, trôi chảy. Daniel H. Pink gọi đây là động lực nguyên sinh hay động lực 1.0.
Khi loài người phát triển hơn, tiến hoá hơn, con người ngày càng xây dựng những xã hội phát triển nhưng cũng phức tạp hơn. Họ ý thức được việc cần cộng tác với nhau để có thể hoàn thành được những công việc. Đó cũng là lúc động lực 1.0 có sự tiến bộ. Các luật lệ cũng sinh ra ép con người phải tuân thủ nhằm đưa hoạt động vào quy củ, họ không thể làm việc một cách tuỳ tiện. Các tương tác, các mối quan hệ xã hội cũng trở nên có rằng buộc. Con người trở nên có xu hướng chạy theo phần thưởng và né tránh trách nhiệm, sự chừng phạt. Hay nói cách khác, con người chạy theo vật chất. Daniel H. Pink gọi đây là động lực ngoại sinh hay động lực 2.0. Ở động lực 2.0, con người không được quyền làm việc tự do, họ làm việc theo một quy tắc đã sắp đặt. Tính sáng tạo, tính chủ động của họ không được coi trọng, nó giống như chỉ đâu đánh đấy. Họ không có thời gian suy nghĩ về công việc của họ vì phải chạy theo phần thưởng, vì họ lo bị phạt. Đó cũng là những hạn chế của động lực 2.0. Động lực 2.0 được chi phối, tiếp sức bởi những ham muốn ngoại sinh hơn là các mong ước nội tại. Đây cũng là cốt lõi của nó. Chắc hẳn bạn cũng từng làm một việc gì đó vì phần thưởng vật chất như tiền hay một món đồ trang sức có giá trị, …. Nhưng rồi công việc sẽ chấm dứt khi bạn không còn được nhận như phần thưởng đó nữa.
Ngày nay, nhu cầu con người không chỉ kiếm sống đơn thuần, họ mong muốn sống một cuộc sống đáng sống hơn. Họ đề cao tính tự chủ, đề cao mục đích sống, làm việc sáng tạo hơn, linh hoạt hơn, được cống hiến và mang lại giá trị sống cho xã hội. Họ dần coi nhẹ vật chất hơn là được lao động có ích, được làm chủ công việc của mình. Một loại động lực mới ra đời, Daniel H. Pink gọi đó là động lực 3.0. Nó được tiếp sức bởi những mong ước nội tại hơn là các ham muốn ngoại sinh. Rõ ràng, nếu một tổ chức tập hợp toàn các thành phần có động lực 3.0 thì nó sẽ là điều tuyệt vời cho các nhà quản lý.
Dựa trên đặc điểm của động lực 2.0 và động lực 3.0, Pink đã chia làm hai loại hành vi:
- Hành vi loại X (Extrinsic – Ngoại sinh): Được tiếp sức bởi những ham muốn ngoại sinh hơn là các mong ước nội tại. Nó là cốt lõi của động lực 2.0
- Hành vi loại I (Intrinsic – Nội sinh): Được tiếp sức bởi những mong ước nội tại hơn là các ham muốn ngoại sinh. Nó là cốt lõi của động lực 3.0
Một số đặc điểm cần phân biệt:
- Hành vi loại I được tạo thành chứ không phải là bẩm sinh
- Trong dài hạn, những người thuộc loại I luôn luôn làm việc tốt hơn những người thuộc loại X
- Hành vi loại I không coi rẻ tiền bạc hay sự công nhận
- Hành vi loại I là một nguồn lực có thể tái sinh được. Nó có thể lấy lại được khi bị mất đi.
- Hành vi loại I mang lại lợi ích thể chất và tinh thần lớn hơn
Để hướng đến động lực 3.0 cần có ba thành tố cấu thành:
Thứ nhất là quyền tự chủ, đây là nhu cầu quan trọng nhất, đó không phải là thứ “tự làm tự chịu”, “không thèm dựa vào ai” mà nó đồng nghĩa với hành động có lựa chọn. Mọi người làm gì, làm vào lúc nào, làm như thế nào và làm với ai.
Thứ hai là quyền làm chủ, tuân thủ là một điều tốt, nó có thể đảm bảo cho sự tồn tại của vật chất, nhưng nó lại giới hạn sự trau dồi kiến thức cá nhân. Tuân thủ giúp chúng ta sống qua ngày, nhưng chỉ có sự tham gia mới giúp chúng ta vượt qua những thời khắc gian nan. Các trải nghiệm cao nhất, thoả mãn nhất trong cuộc sống của con người là khi họ ở trạng thái tập trung sâu. Điều quan trọng nhất trong trạng thái tập trung sâu là sự hoàn hoả giữa điều phải làm và có thể làm. Thử thách không quá dễ cũng không quá khó. Khi tập trung cao độ, con người chìm đắm trong giờ phút hiện hữu, họ làm chủ hoàn toàn. Đến nỗi cảm giác về thời gian, không gian, thậm chí là bản thân cũng không còn nữa. Làm chủ cần tuân theo 3 nguyên tắc:
- Làm chủ là một tư duy: Khả năng cá nhân là thứ liên tục phát triển được
- Làm chủ là một nỗi đau: Đòi hỏi sự nỗ lực, tinh thần quật cường và thực hành có chủ đích
- Làm chủ là một đường tiệm cận: Không thể hoàn toàn đạt tới ngưỡng làm chủ hoàn toàn.
Thứ ba là mục đích, những người tự chủ hướng đến sự làm chủ thường hoạt động ở những mức độ cao. Nhưng những người làm như thế để phục vụ cho mục tiêu vĩ đại hơn còn có thể đạt được nhiều thành tích hơn nữa. Những người có động cơ mãnh liệt nhất – đó là chưa tính những người làm việc hiệu quả nhất và ở trạng thái thoả mãn cao nhất – nâng các khát khao của mình lên một mục đích còn lớn hơn cả chính bản thâm họ.
Cũng nói về động lực của con người, Dan Ariely, một giáo sư kinh tế học hành vi đã có những nghiên cứu rất ấn tượng. Ông thấy rằng, con người thường cho rằng chúng ta hành động theo lý trí, kiểu như lẽ thường nó sẽ diễn ra như vậy. Nhưng qua các nghiên cứu thí nghiệm, ông đã chứng minh điều ngược lại, con người đôi khi phi lý trí hơn chúng ta tưởng, thậm chí là thường xuyên và có hệ thống. Động lực gì phía sau nó đã khiến con người hành động phi lý trí như vậy?
Đứng giữa các lựa chọn, chúng ta càng trở nên đắn đo, suy nghĩ. Chúng ta mất nhiều thời gian hơn vào việc phân tích để xem cái nào có lợi ích hơn. Càng có nhiều thứ, chúng ta lại muốn có nhiều hơn nữa. Theo lẽ thông thường, chúng ta cần gì sẽ chọn đó, nhưng đứng trước những lựa chọn hấp dẫn, chúng ta lại hành động phi lý trí mà quên đi mục đích của mình, thời gian đó khiến chúng ta có thể bỏ qua những điều thú vị và các cơ hội khác. Có thể phá bỏ sự so sánh thể thoát khỏi nó.
Sự trì hoãn, hẳn chúng ta ai cũng ra quyết định trì hoãn làm việc gì đó. Một công việc cần hoàn thành, đúng thế, nhưng tôi không nhất thiết phải hoàn thành ngay bây giờ, ngày mai, ngày mốt, chờ đến ngày cuối cùng đi. Một hiện tượng khá phổ biến mà sinh viên hay gặp, trước ngày thi sinh viên mới ôn bài 😅. Sự trì hoãn mang lại sự thoả mãn về sự nhàn dỗi ban đầu, nhưng về sau là sự gấp gáp, cẩu thả hay những sai lầm dễ mắc phải.
Một vài trường hợp khác như, bạn mua được những món hàng miễn phí mặc dù bạn không có nhu cầu thực sự về món hàng đó, hệ quả là bạn đã tạo ra sự lãng phí. Bạn định giá món đồ mình sở hữu quá cao, đây là hiệu ứng sợ mất mát, chúng ta thường coi trọng những gì mình là ra. Hay bạn dùng tiền để xử lý mọi vấn đề, rõ ràng đâu phải trong mọi trường hợp tiền đều giải quyết được.
Ẩn sâu hành vi phi lý trí của chúng ta là những động lực ẩn hấp dẫn, đầy ma lực như lợi ích về sự nhàn dỗi, không mất tiền, sở hữu nhiều hơn,… Tuy nhiên, sự phi lý trí khiến chúng ta có quyết định, hành động dễ mắc sai lầm hơn, gây ra sự lãng phí. Có thể chúng ta không tránh được khỏi nó hoàn toàn, nhưng hiểu về nó sẽ giúp chúng ta hạn chế được nó.
Thế nhưng, Dan Ariely lại phát hiện ra rằng, sự phi lý trí cũng có lẽ phải của nó.
Bạn hoàn thành công việc, quản lý của bạn đơn giản đánh giá đạt hay không đạt yêu cầu. Nhưng, cớ sao khi họ gạt bỏ thành quả của bạn thì bạn lại buồn chán, thiếu động lực lao động. Đó là bản chất con người, chúng ta đều mong muốn được ghi nhận, công nhận kết quả công việc mà mình đã dành nhiều thời gian, công sức để hoàn thành. Việc phá huỷ hay từ chối kết quả khiến chúng ta trở nên chán nản, bất mãn mặc dù công việc có thu nhập cao. Ây cha, bản thân tôi cũng đã chải qua cảm giác khó chịu này.
Bạn và tôi cùng tạo ra một loại sản phẩm bằng cùng một phương pháp, cùng một loại nguyên vật liệu. Kết quả, hai sản phẩm về hình dáng, cấu tạo, chức năng là như nhau. Có điều phi lý ở chỗ là, bản thân tôi hay bạn cũng sẽ coi trọng cái mình tạo ra hơn, thậm chí là định giá nó tốt hơn của người còn lại. Bời vì, chúng ta đã nỗ lực, dành nhiều công sức vào nó thì tình cảm của chúng ta với nó cũng lơn hơn, đánh giá nó cao hơn, chúng ta đưa nó vào sâu trong tâm trí, khiến chúng ta nghĩ người khác cũng đồng tình với quan điểm thiên vị của mình. Ngược lại, chúng ta cũng có thành kiến với những gì chúng ta tạo ra. Thật phi lý phải không nào? Đây là một cái bẫy và cũng là điều khó tránh, nó giới hạn khả năng học hỏi của chúng ta. Chúng ta cần suy nghĩ, xem xét đến những sáng kiến, giải pháp của người khác để học hỏi.
Qua các nghiên cứu của hai tác giả Daniel H. Pink và Dan Ariely, tôi thấy rằng bản chất con người luôn hướng về điều tốt đẹp và có ý nghĩa. Những cám dỗ xung quanh khiến chúng ta không giữ được lý trí, có thể chứa đựng nhiều hành vi, quyết định sai lầm. Nhu cầu chi tiêu cá nhân, nhu cầu sở hữu, coi trọng quá mức thứ mình tạo ra, … Căn bản chúng ta không xoá bỏ nó được hoàn toàn nhưng có thể phòng tránh nó.