Đức là một đất nước, một dân tộc kỳ lạ ! đứng dậy từ thời khắc số 0 những năm sau 1945 – khi mà cả đất nước hoàn toàn sụp đổ về vật chất lẫn tinh thần, nước Đức ở nửa sau thế kỷ 20 vụt sáng trở thành một trong những đầu tàu lớn nhất về kinh tế của thế giới. Có những luồng dư luận cho rằng : nếu không có cuộc chiến đen tối ấy thì thế kỷ 20 chắc chắn phải gọi tên Đức – thế kỷ Đức.
Là một trong số các quốc gia sáng lập Liên minh châu Âu (EU), về mặt lý thuyết, vị thế của Đức không khác gì các thành viên khác. Nhưng trên thực tế, Ủy ban châu Âu chưa bao giờ ra quyết sách mà không tham khảo ý kiến của Đức. Có thể khi người Anh muốn gia nhập EU (1949) thì cả liên minh trông chờ vào cái gật đầu của Pháp, còn ở thời điểm BREXIT diễn ra thì Đức đã trở thành “ông chủ” của liên minh này từ rất lâu rồi.
Chắc hẳn khi tìm hiểu về chiến tranh thế giới I và II, ai trong số chúng ta cũng bật ra câu hỏi “tại sao hết năm lần bảy lượt Đức khơi mào chiến tranh và rồi chỉ 1 mình Đức đã làm cho cả Châu Âu phải run rẩy?”.
Từ thời cổ đại, Đức (lúc đó được người La Mã gọi là vùng đất Germenia) đã có các bộ lạc người German thuộc chủng người Aryan (tổ tiên của người Đức) chính thức cư ngụ ở đó. Quân dân German này rất dũng mãnh và yêu nước, họ lần lượt đánh bại các lần xâm lăng của Đế Quốc La Mã hùng mạnh. Sau này, khi dân số gia tăng nhanh chóng họ có thiên hướng di chuyển xuống phía Nam xâm nhập vào La Mã – dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc này (tất nhiên là bằng chiến tranh). Từ một bộ lạc đứng ngoài rìa, người German đã tiến lên làm chủ của đế quốc Tây La Mã (đế quốc Frank).
Đến năm 962, đế quốc La Mã Thần Thánh (thánh chế La Mã) được hình thành mà chủ yếu là người Đức, tồn tại cho đến năm 1806. Hoàng đế Tây La Mã lúc này còn kiêm luôn là vua của nước Đức. Đế quốc này sau đó bị suy yếu và tan rã ở cuộc chiến tranh 30 năm giữa các nước Châu Âu nổ ra.
Thánh chế La Mã tan rã thành 30 nước lớn nhỏ nhưng duy chỉ có nước Phổ là vẫn duy trì được tiềm lực quân sự, cũng như dòng máu German. Người Đức rất đề cao giá trị của dân tộc, huyết thống. Đã từng có 1 đề suất là sát nhập đế quốc Áo vào Phổ nhưng người Đức lúc này nhất quyết nói không. Họ muốn bảo lưu dòng máu Aryan trong huyết mạch, và cũng đơn giản là vì người Áo không phải chủng tộc Aryan. Đức hiện nay đang đi đầu thúc đẩy châu Âu gắn kết hơn nữa nhưng bản thân họ chưa thể thoát khỏi nỗi ám ảnh của huyết thống – một trong những nguyên nhân hàng đầu đẩy cả đất nước tới bờ vực diệt vong một thời.
Sau khi đánh bại Napoleon I, đế chế Đức được thành lập. Dưới sự trị vì của vua Wilhelm II, đế quốc Đức lần lượt quay lưng và gây hấn với hầu hết các nước Châu Âu. Từ bỏ liên minh với Nga, chạy đua vũ trang với Anh, Pháp – tất nhiên là họ chưa bao giờ từ bỏ ý định trả thù kể từ sau cuộc chiến tranh của Napoleon. 1914 – chiến tranh thế giới I nổ ra với 1 phe là Đức, Ý với bên kia là phe còn lại của những nước Châu Âu. Ở cuộc chiến này, chủ yếu là Đức 1 mình chống lại cả Châu Âu chứ người Ý chưa bao giờ được đánh giá cao ở khả năng đánh trận cả. Và thực tế diễn ra đúng như vậy, ở cuối cuộc chiến người Ý đã đầu hàng và gia nhập phe Anh, Pháp để chiến đấu chống lại Đức =)).
1918 – chiến tranh kết thúc, đế quốc Đức sụp đổ và vua Wilhelm II bị buộc sống lưu vong ở Thụy Điển. Cộng hòa Weimar (1918 – 1933) ra đời, lịch sử nước Đức bước sang thời kỳ bị lép vế và có phần “nhục nhã” bởi hàng loạt hiệp định cưỡng ép họ: phải từ bỏ nhiều vùng đất, thuộc địa, hàng loạt các hạn chế được đặt ra cho quân đội Đức nhằm ngăn chặn sự cải tổ, Đức và Áo bị cấm không được thống nhất.
1933 – cộng hòa Weimar sụp đổ sau hàng loạt những khó khăn mà đỉnh điểm là khủng hoàng kinh tế thế giới năm 1929 (từ 1930 nước Đức được điều hành bởi 1 chính phủ không được người dân ủng hộ). Adolf Hitler lên làm thủ tướng, bắt đầu chế độ độc tài của Chủ Nghĩa Xã Hội Quốc Gia. Ngoài những cái buộc về tội ác như diệt chủng, không thể phủ nhận những thành tựu kinh tế, kỹ thuật, quân sự xuất sắc mà họ đã đạt được ở thời kỳ này. Niềm tin của người dân vào chính phủ cũng thực sự mạnh mẽ khi mà cuộc chiến gần đi vào hồi kết (1944) nhưng họ vẫn tin tưởng vào 1 phép màu công nghệ giúp Đức Quốc Xã xoay chuyển tình thế.
Như vậy, trải qua hàng ngàn năm lịch sử – dân tộc Đức khởi nguồn từ dòng máu German sống du canh du cư ở một vùng đất mà đế chế Tây La Mã coi là chó ăn đá, gà ăn sỏi (cằn cỗi), đã vươn mình thành một đế chế, một đế quốc hùng mạnh trong hầu hết các lịch sử lập quốc. Với các bản tính đã ăn vào máu như can trường, mãnh liệt, chân chất, yêu nước – họ luôn chiến đấu trong những điều kiện khó khăn nhưng luôn biết giành chiến thắng. Từ các bộ lạc nhỏ chống lại đế chế Tây La Mã hùng mạnh, từ một nước đế quốc một mình cân team chiến đấu chống lại cả Châu Âu (bao gồm cả Mỹ). Tất nhiên chiến tranh là phi nghĩa, chúng ta không bàn về tính đúng đắn của nó ở đây. Có thể nói, một đất nước Đức lì lợm, can trường như hiện tại có thể xuất phát từ chính dòng máu Aryan chảy cuồn cuộn trong người họ – thứ mà họ đã hết mực gìn giữ đến cả mức cực đoan. Cũng có thể gọi đó là “truyền thống gia đình”, tổ tiên tôi đã làm được vậy rồi nên chả có lý do gì mình không tiếp nối và phát huy.
Giỏi đánh trận là vậy nhưng về khoa học kỹ thuật, người Đức cũng được coi là đỉnh cao của sáng tạo. Đơn cử như cuộc cách mạng giáo dục đại học, truyền bá mô hình đại học nghiên cứu ra toàn thế giới nhằm khám phá các biên giới mới trong mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên và nhân văn, kể cả là thần học. Đại học này là “bà mẹ” của các đại học hiện đại trên thế giới, và giúp cho cuộc cách mạng khoa học cất cánh. Từ 1870 trở đi, Đức bước vào vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng công nghiệp (thứ 2) ở Châu Âu. Hàng loạt các ngành công nghiệp, khoa học kỹ thuật của Đức phát triển. Ví dụ như điện khí hóa, sản lượng của ngành năm 1914 gần gấp đôi sản lượng của Anh, xuất khẩu gấp 2.5 lần nước Anh, gấp 3 lần Mỹ, thị phần xuất khẩu thế giới lên tới 50%.
Có thể nói Đức là một dân tộc văn võ song toàn, họ đánh trận cân 4, cân 5 không chỉ dựa vào bản chất mà họ còn có một nền tảng văn hóa, khoa học kỹ thuật hùng mạnh hậu thuẫn. Hai thứ này bổ trợ nhau đã biến Đức từ 1 vị thế của kẻ ngoài rìa hoặc yếu thế sau thất bại đã vươn lên làm “ông chủ” của thời cuộc. Giống như một thực tế rằng : hơn một thập kỷ qua trên thế giới, người ta đã quen chờ đợi “thủ tướng thép” Angela Merkel lên tiếng mỗi khi có biến cố xảy ra. Nước Đức khi còn phát biểu thì còn có cửa để bàn, nhưng một khi họ đã chốt thì vấn đề coi như đã xong.
Nguồn :
Sưu tầm
Nước Đức thế kỷ XIX – Nguyễn Xuân Xanh