Hiện tượng chậm deadline ra rất thường xuyên và có thể gặp phải trong bất cứ dự án phần mềm nào. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới deadline của dự án như: khách hàng thay đổi yêu cầu thường xuyên, kỹ năng nhân sự chưa đủ đáp ứng yêu cầu công việc … Đó là các nguyên nhân không thể tránh được, và việc khắc phục không phải trong một sớm một chiều.
Tuy nhiên ở bài viết này tôi sẽ đưa ra hai hiện tượng thường gặp ở mỗi cá nhân chúng ta, và có thể cũng góp phần làm dự án bị trễ, đó là “Parkinson’s Law” (quy luật Parkinson) và Student Syndrome (hội chứng Sinh viên). Điều đáng lưu ý là hai hiện tượng này có thể khắc phục được ngay lập tức ở bất cứ cá nhân nào, chỉ cần bạn muốn khắc phục nó. Chi tiết về hai hiện tượng này như sau:
1. Parkinson’s Law
Parkinson’s Law phát biểu rằng, công việc có xu hướng trải dài trong suốt khoảng thời gian cho phép. Hay nói một cách khác, nếu ta khách hàng cho ta 03 tháng cho việc tìm hiểu yêu cầu từ khách hàng, thì ta sẽ dành cả 03 tháng đó cho việc tìm hiểu yêu cầu mặc dù thời gian tìm hiểu yêu cầu có thể ngắn hơn.
Ta có thể liên tưởng tới các OKRs trong mỗi quý, nếu ta cảm thấy KRs nào có thể hoàn thành trong 01 tháng, thì không nên trải dài trong 03 tháng, vì việc trải dài việc thực hiện KRs trong 03 tháng chưa chắc kết quả sẽ tốt bằng ta tập trung thực hiện trong 01 tháng.
2. Student Syndrome
Ý tưởng đằng sau Student Syndrome cho rằng, khi một người được cho một deadline để làm công việc nào đó, họ có xu hướng chờ cho đến khi sát deadline mới bắt đầu thực hiện công việc được giao.
Hình 1: Cách xắp xếp công việc thường thấy của chúng ta (Nguồn: Internet)
Khi ta thực hiện phân tích nguyên nhân gốc rễ cho việc chậm deadline hoặc phân tích nguyên nhân bugs, hai hiện tượng này có thể không bao giờ được tìm ra, tuy nhiên nếu bản thân mỗi chúng ta tự khắc phục điều này, thì có thể cải tiến đáng kể đến schedule cũng như chất lượng sản phẩm. Ví dụ theo hình trên, nếu ta làm việc đều đặn mỗi ngày thì việc ta các vấn đề từ sớm (như miss requirement, hiểu nhầm requirement …) và các vấn đề đó sẽ được tìm ra và giải quyết sớm. Từ đó chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao mà anh em không phải OT.
Agile practices được thiết kế cho dự án để ngăn chặn hai hiện tượng trên xảy ra bằng cách giới hạn thời gian release và dựa vào time-box từ 1 đến 4 tuần, giúp cho dự án tối thiểu các rủi ro về tiến độ cũng như chất lượng. Tuy nhiên nếu xét đến công việc trong phạm vi mỗi Iteration (sprint) thì hai hiện tượng trên hoàn toàn có thể xảy ra.
Hi vọng qua bài viết ngắn ngủi này, mọi người có thể áp dụng được để tránh không những cho công việc dự án mà cả trong cuộc sống hàng ngày, giúp ta có thể hoàn thành được các mục tiêu đã đề ra.