Hôm vừa rồi tại Japan ICT Day 2018 ở Hà Nội, giới chủ có cùng nhau bàn luận 1 câu hỏi: Làm thế nào để giữ nhân sự?
Thực sự đây là một câu hỏi hay, nhưng khó bỏ xừ, nếu có câu trả lời chính xác và hiệu quả thì chẳng phải mấy công ty tuyển dụng chết hết rồi hay sao.
Nhưng các công ty ấy vẫn sống khoẻ, sống ác, vậy nên có lẽ nên chăng đổi câu hỏi thành: Làm sao để giảm tối đa tỉ lệ nhảy việc?
Nhiều giải pháp được đưa ra, ví như: xây dựng văn hoá doanh nghiệp tốt, tăng cường đào tạo kỹ năng, kỹ thuật mới cho nhân sự… và tất nhiên, cái nào hiệu quả nhất thì cũng chả có nghiên cứu nào chỉ ra được.
Nhưng nó khó, nó bí, vậy nên cứ làm lung tung beng, làm nhiều biện pháp nhất có thể miễn sao người ta đừng nghỉ việc là được :))
Tôi muốn bổ sung thêm một số quan điểm về việc này:
– Trước tiên, việc phát triển kinh doanh để có thể trả cho nhân viên mức lương cạnh tranh so với thị trường là việc cực kỳ cần thiết. Các nhà lãnh đạo cần truyền tải thông tin đến từng nhân viên để cho cả bộ máy phấn đấu vì một mục tiêu chung, mỗi người sẽ có cách khác nhau, và không có công thức chung. Nếu không làm dc việc đó, tập thể rời rạc, sẽ không thể nào có hiệu quả công việc cao để có thu nhập tốt được.
– Tôi cho rằng con người đã trót sinh ra trên đời đều có một mục tiêu đi lên, đều muốn được phát triển sự nghiệp ổn định ở một môi trường nào đó. Vậy ngoài việc "quản lý" nhân viên, việc chỉ dẫn, vạch ra cho nhân viên các lộ trình thăng tiến phù hợp với từng người liệu có phải là việc quan trọng? Liệu có nhân viên nào rời bỏ tổ chức khi mà đang được làm việc mình thích, được hướng dẫn và thăng tiến thường xuyên không? Vậy là nhà quản lý, hãy suy nghĩ, hãy hướng dẫn để nhân viên của mình có điều kiện thăng tiến trong sự nghiệp.
(Tất nhiên, việc này cũng là trách nhiệm của mỗi người chứ không phải của giới quản lý 😀 )
Note nhanh.