Lập trình viên vs Đạo trình viên

Thế giới thì luôn có hai cực, lập trình viên thì có hai loại: lập trình viên (thực thụ) và đạo trình viên. Hiện bạn là ai, không quan trọng bằng việc bạn muốn mình trở thành loại nào. Nếu bạn muốn, bạn có thể coi lập trình là môt nghề thực thụ bạn sẽ thành lập trình viên chân chính. Nếu bạn muốn một công việc nhàn hạ, lương cao lại được quyền chửi bới người khác thì hình như bạn đang đi trên con đường “đạo tặc”.

 

Đi làm để thành lập trình viên vs để thành quản lí.

Cứ 100 người được hỏi thì gần 101 người nói rằng: Em muốn đi làm (lập trình) để sớm cọ xát, học hỏi và trở thành quản lí…dự án, vì em nghĩ em không thể cứ code mãi được…

Câu nói này thể hiện mấy cái dở.
Thứ nhất, việc đi làm lập trình và việc trở thành quản lí dự án là những việc không liên quan gì mấy đến nhau. Bạn đang cố gắng nấu bát mì trứng bằng cách đi thái thịt bò.

Thứ hai, bạn không biết mục đích của mình là gì. Nếu mục đích của bạn là quản lí dự án thì tại sao không đi làm nông hoặc đi làm xây xựng mà lại phải đi làm lập trình? Quản lí dự án lập trình có gì hay hơn quản lí nông nghiệp chăng?

Thứ ba, nếu bạn cần một công việc nhàn hạ hơn, an toàn hơn thì hình như bạn đã nhầm. Không ai trả công cho người nhàn hạ cả.

Cuối cùng nhiều bạn nói như đinh đóng cột rằng, bạn không muốn code nữa vì… không thể code mãi được. Ai đó nói với tôi rằng, khi đến một độ tuổi nào đó, chúng ta sẽ mất đi sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi… nên khó có thể lập trình tốt như xưa. Nhưng điều gì khiến bạn nghĩ rằng, một khi bạn mất đi những kĩ năng đó, bạn sẽ làm… quản lí tốt hơn xưa? Hay bạn nghĩ rằng làm quản lí không đòi hỏi sự thông mình và nhanh nhạy?
Tóm lại, hãy dừng mọi việc lại, tìm một không gian thật rộng, không bị quấy rầy, bật nhạc Trịnh lên, phóng tầm mắt đi thật xa và tự hỏi mình: Mình muốn trở thành các cục *beep* gì? Lập trình là nghề cao quí, đừng để lũ quản lí dự án bôi nhọ thanh danh của nghề.

programer-dan-etikanya

Program = Algorithm + Data vs Program = Google + Tool

Ngày nay, thông tin tràn ngập và dễ dàng tìm kiếm. Bạn có thể chém gió về TDD dù trước đó ít phút chưa biết gì về nó. Các bạn hãy nhìn xem, bất kì ai có một cái máy tính là có thể lập trình được ngay lập tức bởi bạn có goole, có tut và các tool thì hỗ trợ bạn đến tận răng.
Tôi nghĩ rằng, năng lực của các bạn không khác gì các bà quét rác. Tôi không có ý xúc phạm đến các bác quét rác, nhưng tôi tin rằng, các bác ấy chỉ việc thay quần áo, ngồi vào ghế, dùng một cái máy tính thì chả khác gì các bạn cả. Từ các lập trình viên kinh nghiệm cho đến các sinh viên, rất ít người giải được ra nhẽ bài toán Fibonacy. Ai cũng xem bài toán đó là thứ lí thuyết vớ vẩn, không có giá trị gì. Nếu vậy thì bản thân các bạn không có chút giá trị gì, vì những ai nghĩ như các bạn đều chả có gì ngoài google.
Chương trình, là kết tinh của trí tuệ, nó là cái gì đó vừa đời thường, vừa lí thuyết, vừa khoa học, vừa nghệ thuật, vừa có dấu ấn cá nhân, vừa là công sức tập thể. Code cũng đầy cá tính như chính chúng ta vậy. Nhìn một đoạn code, có thể dự đoán được tính cách của bạn. Vậy nên, hãy làm ra những đoạn code trí tuệ, tinh tế, đầy trách nhiệm vì con người ta là như thế.

 

Code như một nghệ nhân vs Code cho xong

Coding là cái gì đó đầy cá tính, nghệ thuật, hoa mĩ. Đôi khi dòng code như những câu thơ lục bát hoặc như các bức tranh thủy mạc. Nghe có vẻ vô lí, nhưng đó không phải là ý kiến cá nhân của tôi mà là định nghĩa của chuyên gia lập trình. Có nhiều qui định và đòi hỏi rất cao cho một dòng code, vì thế, việc coding đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo như một nghệ nhân thực thụ vậy. Hãy xem những người thợ thực thụ làm việc và sẽ dễ dàng biết được sản phẩm nào là sản phẩm cho xong. Dù thực tế, các đòi hỏi về thời gian sẽ khiến việc tao ra một sản phẩm tuyệt vời là rất khó khăn nhưng luôn dành cho mình không gian cho những việc đó. Hãy luyện tập để trở thành nghệ nhân thực thụ.

 

Đọc code để thấu hiểu vs Xem code thì Chửi rủa

Chửi rủa người khác thì rất đơn giản, ai cũng làm được. Người code không từng trải thường dễ buông lời tồi tệ khi xem thành quả người khác. Thấu hiểu hoàn cảnh và nguyên nhân mới là cao thủ. Thấu hiểu, chứ không chỉ hiểu, tức là hiểu được cả những điều đằng sau dòng code. Sự hiểu đến thấu cùng đó, sẽ giúp bạn tông trọng những giá trị của các dòng code và ra quyết định chính xác khi đòi hỏi phải chỉnh sửa.

 

Làm việc vì thỏa mãn đam mê cá nhân vs Làm việc để kiếm đồng lương từ người khác

Bạn làm việc cho người khác và được người ta trả tiền cho. Thật khó nói là khoản tiền đó có tương xứng với sức lực của bạn không, vì nó còn bị chi phối bởi kinh doanh và thị trường. Nhưng cảm nhận của cá nhân tôi thường là ko xứng đáng. Nhưng bạn có biết rằng, bản thân người trả lương cho bạn cũng cảm thấy không xứng đáng không? Thật sự là không ai có thể làm mọi người thỏa mãn được. Người nào làm được như vậy hoặc là đ~ hoặc là không tồn tại. Tôi hi vọng các bạn không làm việc để thỏa mãn người khác rồi được nhận lương. Hãy làm việc vì thỏa mãn bản thân, chỉ có thỏa mãn bản thân mới khiến cho mình hạnh phúc.

3 Replies to “Lập trình viên vs Đạo trình viên

  1. Em muốn đi làm (lập trình) để sớm cọ xát, học hỏi và trở thành quản lí…dự án, vì em nghĩ làm quản lý thì nhiều TIỀN hơn =))

    1. Nếu bạn muốn đi làm lập trình để thành quản lí dự án thì mình khuyên bạn nên đi học quản lí dự án hay các ngành liên quan tới quản trị, vì lập trình không giúp gì bạn trong việc quản lí dự án ngoài việc tư duy giải quyết vấn đề. Nhưng từng đó cũng chưa đủ, bởi vì không phải lập trình viên nào cũng có thể lên làm quản lí và cũng không phải lập trình viên nào cũng muốn làm quản lí.

    2. Hi vọng tư duy của các công ty việt nam sớm thay đổi. Đã có biết bao nhiêu dev giỏi trở thành dĩ vãng vì phải lên chức PM. Không lên thì không tăng được lương.Haizzz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *