Trong số chúng ta, có lẽ không ít người có cảm giác ngại giao tiếp, hay xuất hiện cảm giác “bối rối” khi phải đứng trước đám đông để trình bày về một vấn đề mà không có sự chuẩn bị. Ở đây tại sao lại như vậy?
Đó chính là việc thiếu kỹ năng trình bày. Để giải đáp những thắc mắc trong việc trình bày ý kiến, cũng như có một sự chuẩn bị tốt nhất cho bài thuyết trình thật ấn tượng và thuyết phục được đám đông. Tác giả Kaoru Tachibana đã cho ra đời quyển sách “Nghệ thuật thuyết phục logic” . Dưới đây là một vài chia sẽ kinh nghiệm mà mình rút ra được sau khi đọc để mọi người có thể nắm bắt, nâng cao được kỹ năng thuyết phục nhé.
Menu
Nắm bắt được cảm xúc tâm lý
Vì Con người hoạt động dựa theo cảm xúc:
Khi thuyết phục người khác cho dù bạn cố gắng đưa ra lý lẽ hợp lý thế nào, cũng không hể đảm bảo đối phương sẽ bị thuyết phục 100%. Lúc đó hãy bình tĩnh suy nghĩ, về cảm xúc của đối phương. Hãy thử đặt mình vào vị trí của đối phương bằng các các như:
- Tạo bầu không khí cho cuộc trò chuyện, tìm ra điểm chung của mình và đối phương và nhấn mạnh vào điểm chung đó.
- Để đối phương trò chuyện càng nhiều càng tốt để họ cảm nhận họ được tôn trọng, đây là phương pháp tạo dựng lòng tin ở người khác.
- Nên để ý đến cảm xúc của đối phương và chân thành quan tâm đến họ. Truyền đạt đến đối phương tín hiệu cảm xúc “Tôi muốn biết thêm về bạn”.
- Khi trò chuyện với đối phương hãy thể hiện sự cộng tác với đối phương bằng cách cố gắng đưa ra những câu như là: “Đúng như vậy nhỉ”, “Tôi cũng nghĩ như vậy”. Khi muốn thể hiện sự đồng cảm thì “tôi hiểu rồi”… Hãy trò chuyện bằng cả trái tim với đối phương.
Tạo sức mạnh bằng thuyết phục hợp lý
- Các luận điểm thuyết phục phải được sắp xếp đơn giản, rõ ràng: Có thể cho đối phương biết những gì bạn định làm và quan điểm mà bạn sẽ theo đuổi, ví dụ như trước khi nói bạn có thể đưa ra kết luận để kích thích sự tò mò của người nghe.
- Nội dung thuyết phục nhiều khi khác hẳn với suy nghĩ của người nghe nhưng nhìn thấy số liệu cụ thể và tường tận thì vẫn có xu hướng đồng ý.
- Nên giải thích các nội dung chính bằng lưu đồ thì mạch nội dung sẽ hình thành trong tâm trí người nghe. Tăng tính thuyết phục cao.
- Lôi kéo người nghe bằng cách thu hút cả tất cả 5 giác quan của người nghe.
- Nắm bắt phạm vi hiểu biết của đối phương: Mỗi người có phạm vi hiểu biết khác nhau do đó để có thể giao tiếp thuyết phục, việc nhận thức được phạm vi hiểu biết của người nhận là rất quan trọng. Phạm vi hiểu biết của đối phương khác với phạm vi hiểu biết của chính bạn, vì thế cố gắng giải thích theo phạm vi hiểu biết của đối phương
Nghệ thuật khiến người khác đón nhận ý tưởng của bản thân
- Nói đủ với đối phương đang nổi nóng
- Tạo ra mạch chuyện tích cực nhờ thuyết trình, làm cho bầu không khí trở nên dễ chịu hơn, nhờ đó gieo vào tâm trí họ những hình ảnh về những đề án thành công và tiến hành thảo luận.
- Khi nhìn thấy những hoàn cảnh gặp khó khăn, hoạn nạn thường nảy sinh tâm lý muốn giúp đỡ, dễ đồng tình. Nên tận dụng điểm này để thuyết phục đối phương dễ hơn.
- Một cách để tạo ra tâm lý dễ thuyết phục là làm cho đối phương có cảm giác mắc nợ. Trước tiên, tạo cảm giác mắc nợ bằng cách liên tục đưa ra các đề xuất vô lý khiến đối phương từ chối, cuối cùng làm cho họ chấp nhận nội dung muốn thuyết phục.
- Hãy nhớ là lần này không được không phải là hết, thuyết phục không phải lúc nào cũng thành công trong lần đầu, nếu đối phương là người gặp nhiều lần thì giao tiếp hôm nay chính là sự khởi đầu của giao tiếp thuyết phục lấn sau
Nắm bắt một số kỹ thuật tâm lý
- Tận dụng sức mạnh của ẩm thực: bạn có thể cảm nhận được rõ ràng không khí trong phòng họp, hội nghị sẽ trái hẳn với không khí cuộc trò chuyện trong quán cà phê hay nhà hàng. Ở đâu sẽ khiến chúng ta thoải mái hơn.Thực tế là thật dễ dàng tiếp nhận nội dung cuộc nói chuyện khi mà vừa ăn uống vừa nghe đối phương truyền đạt
- Khi bạn nghe cuộc nói chuyện mà nó kết thúc dỡ dang sẽ khiến bạn có ấn tượng nhiều hơn vì sự tò mò diễn biến tiếp theo của câu chuyện đó.
- Kỹ thuật “kẹt chân trong cửa”còn được gọi là phương pháp thuyết phục từng bước. Là phương pháp cho phép chấp nhận dễ dàng những yêu cầu nhỏ, và tiếp đó sẽ tăng khả năng chấp nhận những yêu cầu lớn – mục tiêu hướng tới ban đầu.
- “Sập cửa trước mặt” là kỹ thuật khiến đối phương chấp nhận yêu cầu của mình bằng cách, ban đầu đưa ra yêu cầu hết sức vô lý để đối phương từ chối sau đó đưa ra yêu cầu thấp hơn buộc đối phương phải nhận lời.
- Kỹ thuật ném bóng thấp: Con người thường tập trung vào điều kiện thuận lợi trước, sau đó dù điều kiện có thay đổi, cũng khó mà từ chối được.
- Trong tâm lý học có 2 loại phương pháp thuyết phục là: “thuyết phục 1 chiều” và “thuyết phục 2 chiều”. Đối với người thuyết phục và người đồng quan điểm, thuyết phục 1 chiều hiệu quả hơn thuyết phục 2 chiều. Ngược lại, đối với người bất đồng quan điểm thuyết phục 2 chiều có hiệu quả hơn. Trong trường hợp người nhận có tiếp xúc với thuyết phục ngược thì thuyết phục 2 chiều sẽ hiệu quả hơn.
“Giao tiếp thuyết phục ngày hôm nay, chính là sự khởi đầu của giao tiếp thuyết phục về sau. Cho dù đó là người bạn chỉ gặp một lần, nếu bạn giao tiếp tốt bạn sẽ ghi dấu trong tâm trí của đối phương. Nếu bạn giữ thái độ “được ăn cả, ngã về không”, bạn đã vứt bỏ khả năng thuyết phục lại phía sau.”