Những đòn tâm lý trong thuyết phục

Trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, có quá nhiều thứ cần chúng ta phải tiếp nhận, xử lý. Để không phải tốn thời gian quá nhiều vào một thứ gì đó, nhưng vẫn giúp ta có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn? Hay là làm thế nào để có thể thuyết phục người khác nghe theo những lời mình nói, hay có thể gây ấn tượng tốt với mọi người?

Sau khi đọc quyển sách ” Những đòn tâm lý trong thuyết phục ” cảm thấy đây là một quyển sách giúp mình có nhiều kinh nghiệm hơn trong khi giao tiếp, tạo ấn tượng tốt với người xung quanh. Chính vì thế mình muốn chia sẽ đến mọi người những gì đã học được qua quyển sách này.

Nghệ thuật giao tiếp thông qua những “nguyên tắc” – hay còn gọi là  “lối tắt” trong cuộc sống

” Tiền nào của nấy “

Có lẽ trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta thường nghe “tiền nào của nấy”: người ta thường cho rằng các mặt hàng đắt tiền có chất lượng cao hơn so với mặt hàng rẽ tiền. Đây có lẽ là lối tắt được sử dụng nhiều nhất mà người kinh doanh dùng để đánh lừa chúng ta.

” Đền đáp ân huệ “

Con người ta có một nhu cầu đó là “đền đáp ân huệ”: Nếu được ai đó giúp đỡ mà ta không đền đáp lại, tâm lí ta cảm thấy như đang chịu một gánh nặng. Một phần vì trong xã hội, chúng ta coi thường những kẻ không đáp lại ân huệ. Một phần khác chính là ta sợ bản thân cũng bị dán cái mác vô ơn ấy, nên chúng ta thường sẽ tìm cách đáp trả lại những người đã cho chúng ta 1 ân huệ nào đó.

” Cam kết và nhất quán “

Trong xã hội khi chúng ta cam kết điều gì đó bằng lời nói hay hành động, chúng ta muốn hiện thực hóa nó; và cam kết một cách công khai là có sức mạnh hơn cả. Khi chúng ta đã cam kết thì buộc mình phải làm theo sự cam kết đó.

” Nguyên tắc bằng chứng xã hội “

Nguyên tắc này chỉ ra rằng chúng ta thường xác định hành động của mình bằng việc nhìn vào những gì người khác đang làm.Trong những tình huống mà bản thân chúng ta còn mơ hồ, không phân biệt được tính chất quan trọng của vấn đề, còn nhập nhằng không tiên quyết, lúc đó ta sẽ mong đợi, coi hành động của người khác là đúng đắn.

” Nguyên tắc thiện cảm “

Tất cả chúng ta đều có xu hướng đồng ý, đồng tình với ý kiến của những người mình quen biết, có thiện cảm. Sức hấp dẫn, sự thân mật, gần gũi, tính an toàn và sự gắn bó trong mối quan hệ khiến người nhận được lời mới khó mà từ chối. Khi chúng ta tiếp xúc vớ người có ngoại hình khả ái, gu ăn mặt, tính cách hay đến sở thích có điểm gần như mình thì cũng tạo cho ta sự gần gũi, thiện cảm với bất kì những gì người đó nói hay hành động.

” Uy quyền – Đồng thuận “

Người có chức quyền cao thường có uy quyền hơn và sức mạnh trong câu nói của họ cũng tăng lên rất nhiều so với người khác không có quyền lực như họ. Trang phục của một người cũng ảnh hưởng đến chúng ta. Như bác sĩ khi họ khoác áo blue trắng vào cũng khiến chúng ta tôn trọng những lời họ nói hơn.

” Nguyên tắc khan hiếm “

Khi cơ hôi càng khan hiếm chúng ta càng muốn sở hữu chúng nhiều hơn. Điều này dường như được tạo ra bởi thực tế là mọi người ghét việc cơ hội bị mất đi, gí trị của một thứ gì đó sẽ được nâng lên khi chúng là có hạn, và đang dần mất đi và làm cho chúng ta muốn sở hữu nó hơn bao giờ hết.

Con người có xu hướng dùng “lối tắt” trong những tình huống phải ra quyết định cụ thể. Mặc dù tính nhạy cảm dẫn đến những quyết định ngốc nghếch nhưng nhịp sống hiện đại đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên sử dụng những lối tắt như vậy. Chính vì vậy đánh vào tâm lý đó có nhiều kẻ lợi dụng nguyên tắt bằng chứng xã hội (hoặc là bất kỳ vũ khí gây ảnh hưởng nào khác) để làm những điều không tốt. Chúng ta nên biết từ chối, tẩy chay, đe doạ, chỉ trích những kẻ có hành động lừa lọc, cố gắng, lợi dụng trục lợi theo cách mà có thể đe doạ sự tin cậy trong các “lối tắt” của chúng ta.

 

One Reply to “Những đòn tâm lý trong thuyết phục”

  1. Cứ tưởng mình ra quyết định 1 cách logic và đúng đắn, hoá ra toàn bị bọn bán hàng nó lừa, bị XXX loè

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *