SÁU CÁCH TƯ DUY ĐỂ TĂNG SỨC MẠNH TỐI ĐA CỦA CÂU HỎI

ảnh cuốn sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng

Đôi lời chia sẻ, vừa là xuất phát từ suy nghĩ cá nhân và phần lớn là tham khảo từ cuốn sách “Sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng” mà tôi đã đọc được.

Tôi đã có cơ hội tham gia rất nhiều cuộc họp lớn nhỏ trong cty cũ, tuy nhiên điều mà tôi thấy được đó là người nói từ đầu đến cuối chỉ là người quản lý- tức người chủ trì cuộc họp, còn những người khác im lặng. Cho dù có được sếp đặt câu hỏi thì tâm lý chung của tôi và mọi người cũng chỉ là trả lời sao để sếp hài lòng, không bị sếp gạt phăng đi, thay vì quan tâm đến mình thực sự muốn nói gì, và mong muốn đóng góp ý kiến gì cho kế hoạch sắp tới. Và đến khi đọc xong cuốn sách này tôi mới hiểu được, tại sao mọi người lại có tâm lý chung là như thế, bởi thật sự, đặt câu hỏi cũng là cả một nghệ thuật và mỗi câu hỏi chứa đựng những sức mạnh mà bạn không thể tưởng tượng được, nó có thể làm chia đôi luồng suy nghĩ của nhân viên, hoặc là biến anh ta trở thành 1 kẻ lươn lẹo, làm sao để vừa lòng cấp trên, hoặc sẽ trở thành một người dám nghĩ, dám nói và chủ động trong công việc.

Hãy xem trọng một câu hỏi đúng hơn là một câu trả lời đúng vì đặt câu hỏi là bạn đã gián tiếp khiến cuộc sống trở lên phong phú và đem đến cơ hội tìm kiếm những câu trả lời tốt nhất. Tôi đã tìm hiểu về sáu cách tư duy để tăng sức mạnh tối đa của câu hỏi rằng nhưng trước tiên hãy đặt vị trí của mình vào cấp dưới để hiểu tâm tư của họ, đó là cách kết nối tốt nhất với nhân viên của mình. Sau đó hãy đặt câu hỏi.

  1. Hãy lắng nghe.

Nhân viên nào thì cũng mong được sự cảm thông từ cấp trên của mình. Đừng chen ngang hay bác bỏ ý kiến của người ấy trong lúc họ đang nói. Có lúc định lắng nghe nhân viên nhưng cuối cùng người nói nhiều nhất lại là sếp. Nên khi bắt đầu nói chuyện với người khác, hãy chuyên tâm vào việc lắng nghe.

  1. Trước hết hãy tạm thời chấp nhận, đừng vội phủ nhận ý kiến của đối phương.

Tại sao lại như vậy, vì ngay khi bị cấp trên bác bỏ câu trả lời ngay lập tức, cấp dưới sẽ nảy sinh cảm giác căng thẳng mỗi khi cấp trên đặt ra bất kỳ câu hỏi nào. Thêm nữa mạch suy nghĩ của nhân viên sẽ chuyển từ trạng thái “muốn làm gì” sang “mình phải trả lời thế nào để không bị sếp trách?”. Có khi  vì sợ câu trả lời của mình không hay hoặc bị gạt bỏ nên cấp dưới dần trở nên im lặng. Cứ như thế thời điểm bạn phủ nhận ý kiến của người khác cũng chính là thời điểm “mạch kết nối” giữa hai bên bị cắt.

  1. Thay vì cố khắc phục những điều “không thể”, hãy khuyến khích những điều có thể.

Cấp trên thường có khuynh hướng nhìn ra những “mặt thiếu sót” của nhân viên. Có vẻ như việc chỉ ra những khuyết điểm và bới móc những sai lầm sẽ dễ dàng hơn là khuếch trương sở trường và xem xét những phương pháp đào tạo nhằm vào sự trưởng thành trong tương lai của nhân viên. Peter Drucker đã nói rằng “nhờ vào những điểm mạnh của mình mà con người mới có thể theo đuổi được thành công trong bất cứ công việc gì”. Thế nên là, thay vì thay vì cố khắc phục sở đoản thì hãy thử khuyến khích sở trường của nhân viên, vì nhờ đó, động lực làm việc của họ sẽ trở lên sôi nổi và mang lại thành quả cho tổ chức nơi mà họ phục vụ.

  1. Luôn sẵn lòng hỗ trợ đối phương.

Ở cương vị nhà quản lý, thái độ luôn  sẵn lòng giúp đỡ nhân viên như “Nếu cậu cần tôi giúp việc gì thì cứ nói” là hết sức quan trọng. Chỉ cần tạo cho nhân viên cảm giác “Mình được bảo vệ ”, thì dù có gặp phải công việc gian khổ hoặc nhiệm vụ mới, họ vẫn giữ được sự tự tin để chiến đấu đến cùng.

  1. Khen ngợi tính cần mẫn của đối phương.

Nếu nhân viên được khen ngợi thành quả lao động từ cấp trên, thì dù có phải đối mặt với những nhiệm vụ gian nan, động lực làm việc của họ cũng không hề suy chuyển. Hãy khen họ bằng những câu “cậu chắc đã cố gắng rất nhiều”, “cậu đã giúp tôi rất nhiều trong công việc”,…

  1. Đừng quên việc đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Muốn rót đầy toàn bộ tháp rượu, trước hết bạn phải làm đầy chiếc ly trên cùng. Chỉ khi bạn tràn đầy năng lượng, bạn mới có thể mang sức sống đến cho những người xung quanh, khiến cuộc sống gia đình, bạn bè và khách hàng cũng trở nên tươi đẹp hơn. Khi bản thân thỏa mãn được thỏa mãn trong lòng thì thì cũng sẽ nảy sinh cảm giác an tâm. Khi dùng tâm trạng ấy để kết nối với những người xung quanh, nó sẽ giúp bạn và mọi người dễ dàng thấu hiểu lẫn nhau.

Trên đây là phần tâm đắc nhất của tôi trong cuốn sách này, nếu mọi người cũng đang gặp bất kỳ khó khăn nào trong công việc cũng như trong cuộc sống như tôi, hãy thử tìm đến lời giải đáp trong những cuốn sách nhé:D.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *