Hạnh phúc là gì: Đi tìm

Một buổi chiều nọ, bạn đi tới một góc đường quen thuộc. Bạn có cuộc hẹn ở đó. Cô gái mà bạn theo đuổi bấy lâu đã chờ sẵn, hai đứa đi dạo. Bất chợt tay của bạn chạm vào tay cô ấy, bạn hồi hộp giữ chặt lấy, lúc lâu sau bạn liếc mắt sang nhìn, cô ấy cười. Bạn sung sướng phát điên lên, serotonin tiết ra, các xung điện lan tỏa khắp các tế bào thân kinh. Bạn hạnh phúc.

Cũng buổi chiều hôm ấy, một con chó hoang đang lang thang ở một góc đường, nó loay hoay để đánh dấu lãnh thổ, bất ngờ nó nhìn thấy một con chó khác đang tiến vào lãnh thổ của nó, đó là một con chó cái khỏe mạnh, hành động tiến vào lãnh thổ này là một tín hiệu, nó đồng ý và sẵn sàng. Con chó hoang kia sung sướng đến phát điên lên, serotonin tiết ra, xung điện lan tỏa khắp các tế bào thần kinh. Nó hạnh phúc.

Xã hội này đang được dẫn dắt bởi những người có chỉ số thông minh cao. Họ là những người logic, họ đo đạc mọi thứ, kể cả sự hạnh phúc. Sự hạnh phúc vẫn được xem là một trạng thái của não bộ, khi các tế bào thần kinh đạt trạng thái hưng phấn. Các hóc môn được tiết ra và hòa vào trong máu, được tim bơm đi khắp nơi. Xung điện tràn ngập não làm người ta cảm thấy rất phấn khích. Nó làm người ta cười hô hố hoặc khóc tu tu.

Nhưng sau đó ít phút, cơ thể lấy lại sự cân bằng. Lúc đó, cơ thể lại chuẩn bị để đón nhận một kích thích khác để lại được hạnh phúc. Serotonin được cho là hóc môn hạnh phúc, các chất kích thích khác cũng có cơ chế hoạt động tương tự như vậy. Serotonin gây hưng phấn, gây nghiện, có thể gây ảo giác và một khi đã dùng rồi, cơ thể sẽ đòi hỏi được cung cấp tiếp với mức độ cao hơn.

Nếu bạn dùng ma túy, tài mà, nấm psilocybe… Chúng cũng có cơ chế tương tự. Chúng làm ta lâng lâng, hạnh phúc. Và cơ thể cũng sẽ đòi hỏi liều càng ngày càng cao để cùng đạt được một trạng thái như trước đó. Nhiều người, khi không thể tìm được hạnh phúc trong cuộc sống, thường tìm đến hạnh phúc từ nàng tiên nâu.

Hình ảnh của vùng hạnh phúc trong não. Người ta cho rằng có thể kích hoạt sự hạnh phúc bằng cách dùng sóng điện từ kích thích vùng Precuneus. Theo Wiki

Cảm giác hạnh phúc này cũng có thể đạt được qua những phương pháp thực hành tâm linh khác như thiền, yoga… Nói chung, cuối cùng thì khi đặt bộ não của một người hạnh phúc vào một chụp máy cộng hưởng từ MRI, người ta thấy xung điện lan tỏa trong não.

Đối với các nhà thần kinh học, đó là hạnh phúc. Đến đây, người ta có thể đo hạnh phúc bằng máy MRI. Sau nhiều thập kỉ nghiên cứu, thật tuyệt vời là sự hạnh phúc có công thức là: Hiệu số của kết quả trừ kì vọng. Kết quả càng cao hơn kì vọng bao nhiêu, ta càng hạnh phúc bấy nhiêu. Nếu bạn đã từng lo lắng khi mất một món đồ quí giá thì bạn hẳn biết được bản thân đã “sung sướng” cỡ nào khi “không may” tìm thấy nó. Nếu kết quả thấp hơn kì vọng, bạn sẽ không hạnh phúc.

Khám phá này rất có ý nghĩa. Để làm cho người khác hạnh phúc, ta chỉ việc hạ thấp kì vọng xuống và nâng cao kết quả lên. Việc này được áp dụng ở rất nhiều lĩnh vực, từ quản trị, bán hàng, chăm sóc khách hàng…

Tuy nhiên điều này dẫn tới một vấn đề rằng. Để người ta đạt được hạnh phúc thì phải tạo ra các kích thích để thay đổi kì vọng và kết quả. Dừng kích thích thì người ta không hạnh phúc nữa. Vậy nên, không có hạnh phúc vững bền. Các mối quan hệ sẽ chỉ mang lại hạnh phúc cho nhau nếu liên tục tìm cách hạ kì vọng và nâng cao kết quả. Cuộc sống như thế có khác gì địa ngục? Khi mà con người ta chỉ nhăm nhăm thay đổi tâm trí của nhau? Mối quan hệ vợ chồng, bạn bè sẽ chỉ là một chuỗi các hành vi thay đổi tâm trí của người khác, một đằng hạ thấp kì vọng của người khác vào mình, đằng khác là “lừa” để sao cho người ta cảm thấy kết quả cao hơn so với thực tế. Không biết các bạn cảm thấy thế nào, nhưng tôi không cảm thấy thế là hạnh phúc.

Gần đây, có một nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm lạ kì. Ông ấy là Dan Ariely. Bạn có thể xem chi tiết ở đây:

Phát hiện này rất độc đáo, nó chỉ ra nhiều thứ, nhưng có một thứ khá quan trọng: Hạnh phúc có công thức phức tạp hơn rất nhiều so với công thức phía trên. Hạnh phúc là tổng hòa giữa công sức, thử thách, đánh giá, giao tiếp, kết quả… Nói một cách khác, cùng một kết quả, nhưng công sức bỏ ra nhiều hơn sẽ khiến ta… hạnh phúc hơn. Ta cũng sẽ hạnh phúc hơn, nếu được đánh giá, được phản hồi và thấy công việc của mình có ý nghĩa. Con người sẽ không hạnh phúc nữa nếu không được lao động và đóng góp công sức của mình cho xã hội.

Đó cũng không phải là thí nghiệm duy nhất về hạnh phúc. Người ta cũng đã phát hiện ra những điều rất tuyệt vời. Bạn có thể xem tổng hợp ở link bên.

http://cafef.vn/shark-linh-khuyen-nguoi-tre-dung-roi-van-phong-truoc-7h-toi-nhung-cuu-dai-dien-facebook-vn-phan-bac-chac-chi-linh-co-y-tot-nhung-rat-tiec-la-loi-khuyen-chua-phu-hop-voi-xu-huong-thuc-te-20181129133943409.chn

Các thí nghiệm này phản ánh rằng, con người có thể đạt được hạnh phúc bằng cách tạo sự cân bằng trong cuộc sống và xây dựng các mối quan hệ. Cuộc sống công nghiệp đang tách con người khỏi các mối quan hệ và nó cũng tách chúng ta khỏi suối nguồn hạnh phúc.

Ngoài ra, có một thứ nữa cũng khiến người ta hạnh phúc. Đó là chơi thể thao. Các thí nghiệm chỉ rõ, sau khi chơi thể thao, cơ thể tiết ra một hóc môn tên là dopamine. Nó khiến bạn hạnh phúc, minh mẫn. Thật là dễ hiểu bởi những người ủ dột và buồn chán thường là những người ru rú xó nhà.

Có nhiều nghiên cứu khác về hạnh phúc, trong đó, người ta khảo sát hạnh phúc của một tổ chức. Một công ty, thậm chí là một quốc gia. Hạnh phúc được diễn giải rất đa dạng. Đó là cảm xúc phức tạp nhất của con người nên đến nay cũng chưa có một diễn giải thống nhất về hạnh phúc. Tuy nhiên, tạm thời, các nhà khoa học tạm thống nhất hai ý rằng:

Thứ nhất, hạnh phúc có được khi con người ta được thõa mãn nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng. 

Thứ hai, nó mang tính nhân bản và chịu tác động của lí trí. 

Điều này dẫn tới việc công nhận rằng, các trạng thái bản năng có lẽ chỉ được xem là sung sướng, chứ không được xem là hạnh phúc. Trạng thái hạnh phúc vì thế bền vững hơn, “có toan tính” hơn những cảm giác bất chợt, do đó hạnh phúc “tốt” thường đến với những người có ý chí mạnh mẽ hơn là những người buông xuôi.

Các quan sát cá nhân của tôi cũng chỉ ra rằng, những người liên tục được thõa mãn nhu cầu mà không mất nhiều công sức, nỗ lực thường yếu đuối, dễ tổn thương và thường không cảm thấy hạnh phúc thực thụ. Nhóm cá nhân đó thường dễ thỏa mãn nhưng cũng nhanh chóng bi quan.

Hạnh phúc dường như cũng có nhiều loại và mang tính cá nhân cao, phụ thuộc nhiều vào giáo dục và môi trường cá nhân.

Tại sao luyện tập khiến ta hạnh phúc

Một ngày nọ, cũng khá lâu rồi. Lúc tôi còn rất trẻ (giờ già rồi). Sếp giao cho tôi một việc, cũng rất quan trọng, sau một tháng sếp gọi tôi vào phòng họp và bảo: “Em làm ăn như cứt ấy”. Tai tôi nóng bừng. “Nhưng may cho em, anh đã xin được khách hàng, chúng ta làm lại, coi như một bài học”. Tôi thấy sướng không chịu được luôn. Được làm, được sai, được sửa, được trọng dụng. Thật là còn gì hạnh phúc bằng.

2 Replies to “Hạnh phúc là gì: Đi tìm

  1. Thank you so much for sharing this. I learned a lot. It gave me more information and made me understand easily. Keep it up! I will share this with others as well.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *