Sau khi đọc hai cuốn sách “Sử Trung Quốc” của nhà sử học Nguyễn Hiến Lê và “Bàn về Trung Quốc” của đại sứ Kissinger tôi xin phép chia sẻ cho các bạn đôi chút về lịch sử và những thành tựu lớn của đất nước Trung Hoa.
Trung Quốc – Một đất nước đông dân ở Châu Á có lịch sử tồn tại hàng trăm triệu năm. Cũng có những bước tiến của một Homo Sapiens, từ săn bắt hái lượm đến cách mạng nông nghiệp rồi đến cách mạng công nghiệp. Nhưng tại sao Trung Quốc lại lớn mạnh nhanh đến vậy, có phải văn hoá đặc thù và tính chất của một nước đế quốc từ xa xưa hay do yếu tố nào giúp Trung Quốc đã trở thành cường quốc về mặt kinh tế, chính trị và quân sự như ngày nay?
Nguồn gốc người Trung Quốc từ thời cổ xưa là tập hợp của nhiều nước nhỏ, tranh giành, thống nhất, hợp tan rồi lại thống nhất nhiều lần. Thời Thượng Cổ (3000 năm trước) Trung Hoa sống biệt lập với các nền văn minh khác. Do xung quanh núi cao ngăn cách, biển không thuận lợi để giao thương. Có lẽ vì vậy mà nền văn minh Trung Hoa rất khác biệt so với các nền văn minh khác. Thời đó Trung Hoa chia làm hai miền Bắc Nam. Miền Bắc gần con sông Hoàng Hà, đất đai khô cằn, canh tác khó, chính vì vậy con người miền Bắc thường cần kiệm, chịu cực khổ, trọng sức và thiên lý trí. Miền Nam gần con sông Dương Tử, đất đai mầu mỡ phù nhiêu, vì vậy con người miền Nam có tính cách ưa nhàn, ảo tưởng nhiều và sống thiên về tình cảm. Nhưng những tính cách khác biệt này dần dần bị dung hoà bởi đạo Khổng và đạo Lão. Vùng đất của người Trung hoa có tỷ lệ bờ biển so với diện tích là nhỏ và lạnh, vậy nên thời xưa muối là thứ khan hiếm, là thứ quý giá. Nhưng khi bắt đầu giao thương với các nước khác, Trung Hoa đã kiếm được rất nhiều tiền vàng nhờ biết trồng dâu nuôi tằm để tạo ra lụa. Lụa là thứ mà các nước khác rất quý trọng thời đó.
Dân tộc nào cũng tạo ra một số huyền thoại để giảng giải nguồn gốc của mình. Địa thế của xứ sở, do đâu mà có núi, sông; đất đại được khai phá ra sao, và dân tộc bắt đầu văn minh ra sao… Người Trung Hoa cũng vậy, người Trung Hoa thờ nhiều thần, nhưng cao nhất là Cổ Bàn – Người tạo ra trời, đất và nước.
Về mặt khoa học, người ta phát hiện xương người ở vùng đất Hoa Bắc từ 500.000 năm trước. Từ thời đó loài vượn Bắc Kinh này đá biết săn bắn, hái lượm và thậm chí người ta còn có bằng chứng loài Vượn Bắc Kinh ăn thịt cả đồng loại khi cần. Về phía Hoa Nam, xương người được tìm thấy khiến các nhà khoa học bất ngờ khi kích cỡ loài người ở đây to gấp hai đến ba lần kích cỡ con người hiện tại. Loài này có tên là Mongoloid, nó có mã gen giống với người Mã Lai.
Thời chiến quốc, lịch sử Trung Hoa nổi bật với Nhà Hạ, Nhà Thương và Nhà Chu. Nhà Thương lật độ nhà Hạ, thống nhất nhiều bộ lạc rồi sau đó bị nhà Chu đánh bại. Ở thời kỳ này, bộ máy của nhà vua thường rất cồng kềnh, nhiều hoạn quan, chế độ đa thê, dẫn tới bè phái, chính trị và chia rẽ. Ở thời này, nông nghiệp được chú trọng và phát triển sớm, xã hội được phân công lao động rõ ràng.
Đến đời nhà Tần, Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất toàn bộ Trung Hoa, mở mang bờ cõi, xâm chiếm các nước lân cận và đưa Trung Hoa trở thành một đế quốc. Tần Thuỷ Hoàng bị những người theo đạo Khổng phê phán chê trách, nhưng những nhà chính trị phương tây rất đề cao Tần Thuỷ Hoàng, coi ông như vĩ nhân. Thời Tần Thuỷ Hoàng rất nhiều công trình được xây dựng để tôn vinh các chiến công và thành tích của nhà vua, nổi tiếng và tồn tại đến ngày nay là Vạn Lý Trường Thành – dài hơn 1000 cây số. Tần Thủy Hoàng chấm dứt thời phong kiến dài đến ngàn năm và mở đầu thời Quân chủ đế quốc dài nhất trong lịch sử Trung Hoa, trên hai ngàn năm. Thời nhà Tần, triết học Trung Hoa được chú trọng ở hai khía cạnh: nhân sinh và cứu đời, nó được thể hiện ở câu “thế giới là có thực, có thể và chỉ có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời thực, cuộc sống đáng truyền lại cho các đời con cháu”. Triết học Trung Hoa bàn về chính trị nhiều hơn, trong khi đó cùng thời kỳ nhưng triết học Hy Lạp và các nước phương tây khác thiên về khoa học.
Về triết học cho đến đời nhà Tần chia làm hai tư tưởng: phái hữu vi – can thiệp vào đời sống người dân và phái vô vi – không can thiệp vào đời sống người dân. Đại diện cho phái hữu vi là Khổng giáo, do Khổng Tử sáng lập. Khổng giáo có sức ảnh hưởng lớn với nhiều đồ đệ nhất và bền lâu (2500 năm đến nay). Khổng tử là người ủng hộ chế độ phong kiến, tòng Chu nhưng không tôn thờ, đi bôn ba khắp nơi. Hai nguyên tắc trị dân của Khổng Tử: Phú và Giáo. Tư tưởng của Khổng Tử là: trước khi muốn làm được điều gì đó thì cần phải “Tu thân” với ba chân kiềng: Nhân, Trí, Dũng. Đại diện cho phái vô vi là Lão giáo. Quan điểm của Lão Tử: Đạo sinh ra muôn vật và kết thúc cũng bằng đạo. Vì vậy điều quan trọng nhất trên đời là Đạo là tự nhiên. Lập luận của Lão Tử để phản bác lại Khổng Tử: con người nếu bỏ “trí” đi thì không còn tranh đấu, bỏ các ông thánh thích dậy dân hiểu biết nhiều đi, để con người sống với lẽ đời thường chẳng tốt hơn sao? Tư tưởng chính trong đạo Lão là: tổn – đừng quá ham mê phát triển, tham lam, tĩnh – mọi thứ cứ theo lẽ tự nhiên.
Sau khi nhà Tần tàn thì lịch sử Trung Quốc bước sang trang mới với đời nhà Hán. Mối nguy lớn nhất và cũng là đối thủ kéo dài hết đời vua Hán này đến đời vua Hán khác là quân Hung Nô – quân du mục các nước Mông Cổ. Quân Hán và quân Hung Nô giao chiến nhiều trận, có trận thắng lớn nhưng cũng có trận thua đậm. Chiến lược ngoại giao kiểu nước lớn uy hiếp nước bé xuất hiện và định hình từ thời nhà Hán. Gần những đời vua cuối, nhà Hán đánh tan quân Hung Nô, làm chủ cả khu vực Trung Á (Mông Cổ, Tân Cương) cho đến tận sát biên giới với Nga. Từ đó tiếng tăm lừng lẫy, người Trung Hoa tự xưng là người Hàn, chữ Hán. Thời này về nông nghiệp phát triển mạnh về công cụ để giúp tăng gia năng suất, có nhiều chính sách giảm thuế má giúp nông dân đẩy mạnh canh tác, và có những công trình đắp đập ngăn lũ (khác biệt so với các đời vua trước). Về công nghiệp, phát triển vượt bậc, hình thành các phường theo nghề như: phường gốm, phường lụa … Thời này Trung Hoa có một phát minh nổi tiếng đến tận ngày nay cả thế giới vẫn đang sử dụng và không thể thiếu đó là giấy viết. Giấy được một viên hoạn quan chế tạo ra. Nó rất hữu ích với việc ghi chép lưu truyền và quản lý thuế má cho triều đình. Đời nhà Hán các triết gia chủ yếu phân tích, học hỏi Khổng giáo và Lão giáo chứ không có tư tưởng hay triết lý mới.
Cuối đời Hán, Trung Hoa tan ra làm 3 nước, được gọi là thời Tam Quốc. Nước Nguỵ ở phía Bắc do Tào Tháo lập, nước Ngô ở phía Đông Nam do Tôn Quyền lập và nước Thục ở phía Tây do Lưu Bị lập. Nước Thục dân ít, vua không có gì nổi bật nhưng biết trọng người hiền tài và tồn tại với mục đích gây dựng lại sự thống trị của nhà Hán. Nước Thục vì thua thiệt về quân số nên phải liên kết với nước Ngô để tạo thế chân vạc với nước Nguỵ. Nước Ngô dân đông hơn, chính sách hoà khí với Thục và thoả hiệp với Nguỵ. Chính vì chính sách này mà nước Ngô được yên ổn, phát triển kinh tế và giao thương với các nước khác nhiều. Nước Nguỵ dân đông nhất, sức mạnh quân sự lớn, nhưng bộ máy cồng kềnh. Nước Nguỵ tập trung nhiều vào việc mua bán trao đổi vũ khí, ngựa với các nước Hung Nô nên phải hi sinh nhiều của cải, tiền bạc. Thời Tam Quốc này thì nông nghiệp và công nghiệp không có gì đặc biệt. Riêng có thương mại phát triển, bắt đầu xuất hiện các Ngân Hàng và hình thức cho vay để phát triển kinh tế. Ở thời Tam Quốc thì Phật giáo phát triển và lớn mạnh, chủ yếu do người dân đi tìm đến phật pháp để tìm niềm an ủi sau những cuộc chiến triền miên giữa ba nước. Ngoài ra thì Phật giáo cũng có nhiều nét tương đồng về đạo đức và việc tu thân của Lão giáo và Khổng giáo.
Sau khi tan rã thời Tam Quốc thì Trung Hoa lại hợp nhất ở thời nhà Tuỳ và nhà Đường. Thời nhà Tuỳ khá ngắn, chỉ có hai đời vua, mặc dù hợp nhất lại được Trung Hoa, nhưng nội bộ nhiều vấn đề, giới quý tộc, địa chủ, quan lại bất bình do các chính sách thắt chặt thời này. Thời nhà Đường kéo dài hơn. Sức mạnh quân sự được phô trương, đế quốc Trung Hoa thời này được mở rộng hơn thời nhà Hán, các nước bên cạnh như Mông Cổ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ đều kiêng sợ. Sức mạnh và uy danh của Trung Hoa đạt tới mức cao nhất. Thời Tuỳ và thời Đường rất chú tâm vào việc học hành, đào tạo các chuyên viên, kỹ thuật gia. Các nước như Nhật, Tây Tạng đều cử người sang Trung Quốc học tập. Từ đó các nước này (đặc biệt là Nhật) chịu sự ảnh hưởng về văn hoá Trung Hoa khá nhiều. Thời nhà Đường có một cải cách lớn về cách quản lý, thay vì chính sách trung ương tập quyền thì tăng quyền cho các miền biên thuỳ để linh hoạt đánh các nước cạnh biên giới và những nước định xâm chiếm. Nhưng cũng chính vì việc đó mà dẫn tới việc lạm quyền và mất kiểm soát. Thời nhà Đường xuất hiện nhiều địa chủ, giới quý tộc, phân biệt giầu nghèo càng ngày càng rõ nét do chính sách cấp đất ruộng bất hợp lý của chính quyền. Công nghiệp thời này phát triển, ép mía lấy đường, làm rượu, làm vải vóc, và đặc biệt phát minh ra in ấn trên giấy bạc. Về thương nghiệp cũng rất phát triển với việc giao thương buôn bán lụa, in ấn và giao thương trên đường biển. Thời này triết học chủ yếu tập trung phát triển ở Nho giáo và Phật giáo, phật giáo có lúc bị chỉ trích vì có nhiều chùa chiền và người dân bỏ bê công việc. Người có công nhất trong việc phát triển Phật giáo thời kỳ này là Huyền Trang – qua Tây Trúc thỉnh kinh đem về Trung Quốc và thuyết pháp khắp nơi.
Sau khi thống nhất ở thời nhà Đường, Trung Hoa tiếp tục tan rã với thời kỳ Ngũ Đại – Thập Quốc. Với việc chia hai miền Nam Bắc và nhiều nước con. Nội chiến diễn ra giữa các nước con để tranh giành quyền lực. Thời này du nhập thêm nhiều tôn giáo khác, bao gồm cả Hồi giáo.
Sau khi tan ra ở thời Ngũ Đại – Thập Quốc, Trung Hoa lại được thống nhất ở đời nhà Tống. Với chính sách thu lại quyền lực về trung ương. Thời này triều đình trọng văn khinh võ, các võ quan cũng phải đọc sách Nho để trị quốc. Ban đầu hiệu quả nhưng về sau phát sinh nhiều vấn đề: việc thực chiến kém dần, tinh thần chiến đấu sa sút, người tài ở các địa phương không được trọng dụng. Ngoại giao thiên về nhún nhường và thoả hiệp, dần kinh tế suy sụp, quốc khố rỗng không. Về sau Trung Hoa lại chia làm hai miền Nam Bắc, nhà Tống và nhà Kim ghìm nhau. Đúng thời điểm đó Mông Cổ mạnh lên với Thành Cát Tư Hãn, đánh bại và xâm chiếm Trung Hoa, các cuộc thảm sát quy mô lớn lên người dân. Thời này Trung Quốc chế tạo được thuốc súng và súng, và quân Mông Cổ đã học được khiến sức mạnh quân sự của Mông Cổ càng thêm mạnh và chiếm trọn Trung Hoa. Với chính sách thuế má bất công, nông nghiệp không phát triển, người dân gặp nạn đói triền miên. Công nghiệp vẫn chỉ phát triển ở ba ngành: lụa, in ấn và đồ gốm sứ. Thương mại thời này vẫn phát triển với việc giao thương đường biển phát triển cực thịnh.
Sau khi bị Mông Cổ chiếm đóng thì Trung Hoa trải qua ba thời nhà Nguyên, Minh, Thanh. Đây được đánh giá là thời kỳ suy yếu của dân tộc Trung Hoa, một dân tộc có nền văn minh sớm và liên tục mở mang bờ cõi. Nhưng đến ba đời này đất nước Trung Hoa hoàn toàn mất chủ quyền, toàn cõi nằm dưới móng ngựa của người Mông Cổ. Thời nhà Nguyên nhiều lần muốn mở thêm bờ cõi bằng việc chiếm đóng Nhật và nước ta nhưng đều không thành. Xã hội Trung Hoa đời Nguyên thực sự tạp loạn. Biết bao nhiêu giống người , không kể những người từ Tây Á, châu Âu qua, riêng những người gọi là sắc mục. Thời này Trung Hoa không phát minh được gì quan trọng mà chủ yếu du nhập từ các nước Tây Á và Châu Âu. Thời nhà Minh, Trung Hoa có kẻ thù lớn nhất là Nhật, Nhật liên tục chiếm đánh Trung Hoa bằng đường biển và dần dần đô hộ đất nước Trung Hoa. Thời này các tôn giáo suy yếu, biến tướng thành mê tín dị đoan, Ki-to giáo gia nhập từ các nước phương tây. Đến đời nhà Thanh, các chế độ pháp luật nghiêm khắc được thi hành, các phong trào nổi loạn đề bị dập tắt. Nhà Thanh may mắn được ba ông vua giỏi nối tiếp nhau cầm quyền, tạo nên một thời thịnh trị dài trên 130 năm. Thịnh nhất nhà Thanh là đời vua Càn Long. Kinh tế phát triển, dân số tăng nhanh, nên Càn Long di dân lên phía Bắc và chiếm đánh các nước Mông Cổ, và chiếm được vùng Tân Cương hiện nay. Thời này khoa học Trung Hoa phát triển, chạy trước cả các nước phương tây. Họ đã phát minh ra thuốc súng, máy đo địa chấn, y học chữa bệnh … về toán học đã biết tính căn bình phương, căn lập phương và biết dùng số âm. Nhưng dường như người Trung Hoa thời này giỏi phát minh hơn là ứng dụng phát minh. Chính vì vậy dù phương tây phải học hỏi các phát minh này ban đầu, nhưng về sau phương tây đã áp dụng và có nhiều thành quả, còn Trung Hoa dần lạc hậu hơn. Cuối đời nhà Thanh, Trung Hoa trở thành đất nước bị xâu xé bởi các nước phương tây khi mà đây là thị trường đông dân và béo bở hơn cả Ấn Độ. Thời này người dân cũng có nhiều cải cách và bị chính quyền đàn áp không thương tiếc.
Sau khi nhà Thanh suy tàn, Trung Hoa chuyển sang chế độ dân chủ. Có lẽ phải gọi phần này là Thời Đảng Trị ( chuyên chính) vì ngày nay ở Trung Hoa cũng như ở khắp các nước khác tự xưng là Dân Chủ, dân không thực sự làm chủ. Họ chỉ bầu lên một cách tự do hay bị bắt buộc một đảng và chính đảng đó mới trị dân, nhiều khi ngược hẳn nguyện vọng của dân. Danh từ dân chủ sai, nhưng nó đã quá thông dụng, khó bỏ được. Phần này gần với lịch sử của thời kỳ hiện đại, và câu nói của Napoléon có thể tóm tắt cho Trung Hoa thời kỳ này: “Trung Hoa là con sư tử ngủ, khi Trung Hoa cựa mình thức dậy thì thế giới sẽ rung động”. Có vẻ như lời nhận xét của Napoléon đã dần hiệu nghiệm khi Trung Quốc hiện tại đã là cường quốc đứng thứ hai thế giới cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã bao trùm cả thế giới, không riêng gì khu vực Châu Á nữa. Nhưng cũng chính vì sự phát triển của con sư tử này mà thế giới đang bị đe doạ về tài nguyên thiên nhiên và ôi nhiễm môi trường. Chiến lược bành trướng và nước lớn uy hiếp nước nhỏ cũng khiến tình hình chính trị khu vực bất ổn. Ở thời kỳ này, Trung Quốc mất chưa đầy 70 năm để thoát khỏi sự cô lập và trở thành một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Một số biến đổi sau đây đã biến đổi đem lại sự giàu có chưa từng thấy cũng như sự bất bình đẳng sâu sắc ở cường quốc này. Đầu tiên là biến Trung Quốc thành công xưởng của thế giới. Khi nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ và thu hút các nhà đầu tư bên ngoài với nguồn lao động đông đảo, giá rẻ. Tiếp theo là việc chính phủ quyết tâm xoá đói giảm nghèo và đầu tư vào việc giáo dục, tăng tỉ lệ học đại học lên cao để có được ngồn lao động trình độ cao. Tiếp theo là đi tiên phong trong nền kinh tế mới – nền kinh tế toàn cầu. Thông qua một làn sóng tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu khổng lồ, Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhằm kết nối gần một nửa dân số thế giới và một phần năm GDP toàn cầu, Trung Quốc hiện tại đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, chúng ta thấy văn hoá và con người Trung Hoa có những nét rất riêng và đặc biệt. Các sử gia Pháp khi nghiên cứu về Trung Hoa đều rất quý văn minh Trung Hoa, khen nó là rất độc đáo, vô cùng nhân bản, ghét sự tàn bạo, trọng Khổng giáo mà khinh Pháp gia, họ mong nhà cầm quyền Trung Quốc theo đạo trung của Khổng, bỏ thái độ thách đố về ý thức hệ và chính trị đi, thái độ khiêu khích, tự cao, tự đại về ngoại giao đi, thì các nước tiến bộ mới giúp đỡ họ phát triển. Người phương Tây nào ở Trung Hoa một thời gian cũng khen dân tộc Trung Hoa có kỉ luật, lễ độ, nhã nhặn siêng năng, giỏi chịu cực, sống đạm bạc, thông minh, có sáng kiến.