Một số tip chia sẽ kinh nghiệm bản thân giữa việc đi học và đi làm

Xin chào các DEHAers!

Mình là một sinh viên đang đi học và sau một thời gian làm việc tại DEHA, Mình đã rút ra được một số kinh nghiệm muốn chia sẽ cho các bạn sinh viên mới và đang thực tập DEHA để nâng cao và phát triển bản thân hơn nữa.

Phần 1: Hành trình gia nhập DEHA (khúc dạo đầu).

“Nếu bầu trời tượng trưng cho những ước mơ, những kế hoạch lớn và những cái nhìn bao quát nhưng toàn diện về bản thân, thì phải chăng những nỗi lo thường nhật đã kéo tầm mắt của ta xuống dưới mặt đất, để chìm trong một dòng người hối hả, để đối phó với những chướng ngại vật ngay trước mắt và rồi ta chẳng còn lúc nào để phóng tầm mắt lên thật xa trên bầu trời, để thấy những ước mơ của ta lớn đến chừng nào…”. Và thế là nhiều khi ta quên đi những điều thực sự quan trọng: đó chính là những ước mơ.

Ước mơ của mình khi còn ngồi trên ghế giảng đường chính là xây dựng một chương trình nhận dạng tỷ lệ sâu bệnh ở các loại cây nông nghiệp bằng hình ảnh, thế là mất hơn một năm để hoàn thành chương trình. Nhưng đến khi áp dụng vào thực tế thì cho kết quả thất bại so với những gì mình mong muốn. Sau lần thất bại đầu tiên mình quyết định đi thực tập, để có thêm kinh nghiệm thực tế nhiều hơn. Mình xin thực tập tại công ty X với lĩnh vực theo hướng học thuật, nghiên cứu và phát triển sản phẩm nên thời gian đầu công việc tương đối suôn sẽ. Dần dần khối lượng công việc ngày một nhiều hơn để kịp deadline cho sản phẩm tung ra thị trường, kinh nghiệm thực tế còn non nớt, những kiến thức mình học được từ trường lớp áp dụng dự án cũng không được. Muốn làm nhanh thì chẳng biết hỏi ai, dẫn đến là những ngày OT triền miên tuần này qua tuần khác mà dự án không đạt được kết quả mong muốn. Cảm giác chán nản, mệt mỏi vì không biết làm gì nữa, sau một thời gian suy nghĩ rất nhiều  “ở lại mà không làm được gì cho công ty” mình xin nghỉ việc và một thất bại nữa lại ập đến. một thời gian sau, vào một buổi trưa tháng tư trời nắng như đổ lửa, đang ngồi đánh chế với mấy con gà cùng trường, đánh đang phiêu, vừa thắng mấy trận liền thì thằng bạn thân nhắn tin rủ đi thực tập (lúc đầu không muốn đi đâu vì sợ …) và sau cùng theo lời giới thiệu của anh San mình đến với DEHA như một cái gì đó (phải chăng đó là định mệnh) được sắp đặt từ trước.

Đến với DEHA để làm lại từ đầu, vị trí ban đầu từ một thực tập sinh chỉ với nền tảng là những kiến thức căn bản được trao dồi từ thời sinh viên, không biết một cái gì về lĩnh vực mình đang làm hiện tại. Trong qua trình làm việc những lúc thuận lợi, suôn sẽ thì không sao, những lúc khó khăn thì nó lại gợi lên những hình ảnh thất bại ở công ty cũ đôi lúc làm mình chản nản chẳng muốn làm việc gì. Đúng những lúc chán nản nhất thì những tiếng cười của những người anh, người bạn trong team với những cái tên Cường Đá Phò, Dương dê xồm, Bích Trả Tiền, Bính Văn Vở, Thuần Phát Tài, … nghĩ đến cái tên đã cười đau cả bụng rồi. Tý nữa thì quên người chị cả của team, chị nhanh chóng lập gia đình đi còn chờ gì nữa để bọn em được bữa đánh chén tưng bừng, bao giờ cho đến năm sau hả chị.

Sau hơn một năm gắn bó với công ty, được sự giúp đỡ anh chị trong công ty mình bây giờ đã có nhiều kinh nghiệm hơn từ công việc cho đến làm việc nhóm. Giới thiệu đến đây thôi, bây giờ đến phần chính mình muốn chia sẽ trong bài viết này.

Phần 2: Một số tip chia sẽ kinh nghiệm về kỹ năng làm việc mà mình đã học được tại DEHA giữa việc đi học và đi làm.

Tip 1: Đi học, code xong rồi thôi. Đi làm, code xong rồi … sửa.

 

Ở đại học, khi được giao bài tập, bạn chỉ việc code cho xong là thôi, nộp bài là có điểm(không xong cũng có  điểm nhé), không cần chỉnh sửa gì nữa.

Đi làm thì khác, bạn phải code theo yêu cầu từ phía khách hàng. Mà thông thường khách hàng là những người cực kì khó chịu, họ liên tục thay đổi yêu cầu hoặc đưa ra yêu cầu mới không cần biết đúng sai. Do đó, sau khi code xong một chức năng, bạn phải sửa tới sửa lui, sửa trên sửa dưới “đôi khi bị tẩu hỏa nhập ma đấy” mới đúng với yêu cầu khách hàng. Lúc này không có khái niệm xong, mà chỉ có “tạm xong”, vì ai biết 1,2 tháng sau khách hàng có đổi yêu cầu nữa hay không!

Viết code sao cho dễ hiểu nhất có thể vì không phải mỗi mình bạn code đâu còn nhiều người khác nữa.

Tip 2: Đi học, code sao cho chạy được. Đi làm, code sao cho… không bị chửi.

        Lúc đi học, chúng ta chỉ cần viết code sao cho chạy được, chạy đúng là ok.

        Khi đi làm thì khác hẳn, như đã nói phía trên, chúng ta phải liên tục fix bug, chỉnh sửa và cải tiến code, lúc này thời gian đọc và sửa code sẽ nhiều hơn cả thời gian code. Nếu viết code ngu, lòng vòng, khó sửa bạn sẽ dễ bị ăn gạch đá từ đồng nghiệp (vì họ phải bảo trì code của bạn).

Tip 3: Đi học, thì mình làm tất cả. Đi làm, thì làm việc theo nhóm.

Đây là một trong những điều khác biệt nhất. Khi đi học, mỗi khi nhận bài tập làm theo team thì thường mình là người cân team, lý do thì mỗi người mỗi khác. Lý do khiến mình ngại team work là:

  • Không có thời gian: Team work đem lại kết quả tốt nhưng lại tốn thời gian, trong khi đi đó những đứa bạn của mình hỏi đứa nào thì có chung một câu trả lời t bận mất rồi.
  • Không có nơi họp team: Thư viện trường thì ồn ào, wifi tốc độ thì như rùa bò. Sang phòng nhau thì ngại do “Bát ăn xong chưa rửa; Chăn ngủ dậy không gấp; Chật,…”.

Bạn thấy không, lý do nào cũng “Cự kỳ thuyết phục” như vậy, nên thôi cân team cho nhanh.

Nhưng đi làm thì đâu áp dụng vậy được. Khi đi làm, bạn có 8 tiếng mỗi ngày để gặp team với cơ sở vật chất đủ tốt để làm việc thì không có lý do gì để “gánh team” cả (vì công ty toàn cao thủ hết làm sao mà gánh được). Hơn nữa, “Ba cái đầu thì bằng một Khổng Minh”, team work sẽ đem lại cho bạn cái nhìn khách quan hơn. Có những vấn đề bạn nghĩ rằng mình đã đúng, nghĩ rằng đó là chân lý “đé*” thể nào mà sai được, nhưng khi trình bày cho đồng nghiệp nghe thì bạn lại nhận về một rổ “gạch” (nhưng gạch là để xây dựng, không phải để ném nhau). Hay có những dòng code bạn debug cả tiếng đồng hồ chưa ra, nhưng đồng nghiệp đi qua chỉ liếc mắt cái là đã thấy.

 

Kể ra như vậy để bạn thấy lợi ích của team work là thế nào. Hơn nữa công việc là vô hạn, trong khi sức người là hữu hạn, không thể lấy cái hữu hạn địch lại cái vô hạn được, vì vậy team work là cách hiệu quả nhất để giải quyết công việc.

Trong công việc hãy chịu khó lắng nghe những người xung quanh dù đúng hay sai có thể giúp bản phát triển bản thân nhanh hơn.

Tip 4: Đi học, thì ăn chay (code chay). Đi làm, thì ăn sơn hào hải vị (framework).

Trong quá trình học, giáo viên thường sẽ hạn chế hoặc cấm bạn dùng những framework, thư viện có sẵn mà muốn bạn code từ đầu. Khi tự code, bạn sẽ hiểu rõ bản chất vấn đề hơn, học được nhiều hơn.

Khi đi làm lại khác, việc sử dụng framework sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức, cũng như tránh được các lỗ hỗng bảo mật thường gặp. Phần lớn các dự án trong công ty đều sử dụng framework để xây dựng chứ rất ít khi code toàn bộ từ đầu cả.

Ăn chay hay ăn sơn hào hải vị thì nó đều ngon hết tùy vào thời gian mà bạn thưởng thức nó.

Tip 5: Đi học, thì đi chơi. Đi làm, thì đi học thêm.

Những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường bạn chỉ học cho qua môn, cốt yếu thì bạn chỉ bận tâm vào những cuộc chơi với một lý do duy nhất  “Cả thanh xuân đẹp nhất là đời sinh viên, thế thì chơi đi học thì để làm để làm cái gì“. Thú vui thời sinh viên thì nhiều lắm, nào là những trận combat lol xuyên màn đêm, những chế độ,…

Còn đi học thêm ở đây là đi học lại những kiến thức đã được dạy trong trường. Những kiến thức mà chúng ta thường phải học lại khi đi làm nhất là các kiến thức giải thuật, cách phân tích yêu cầu khách hàng, cách đặc tả yêu cầu, các mô hình phát triển phần mềm…

  • Các sản phẩm hoạt động thực tế thường đặt cao yếu tố tốc độ, nếu bạn không có giải thuật phù hợp, sản phẩm của bạn có thể mất 10s để khởi động.
  • Khi đi làm, yêu cầu là do khách hàng đề ra, nếu không phân tích cẩn thận rất có thể sẽ hiểu lầm ý của họ. Hoặc khách hàng là những người không am hiểu về công nghệ, thường đưa ra những yêu cầu “trên trời”, nếu không sớm nhận ra điều này thì hậu quả sẽ “rất bi thương”.
  • Đặc tả phần mềm giống như một bản vẽ, người code chỉ cần triển khai theo đúng đặc tả, nếu không biết cách đọc, triển khai sai, vậy là sai hết.
  • Khi đi làm, các dự án đều được đầu tư thời gian và tiền bạc rất nghiêm túc, vì vậy ai cũng muốn nó thành công và đạt được kết quả gì đó. Nếu không có mô hình phát triển cụ thể, thì sẽ rất khó trong việc quản lý yêu cầu, quản lý con người, quản lý tiến độ của dự án, khiến dự án thất bại – Kết quả là “xôi hỏng bỏng không”, tiền mất, thời gian mất.

Hãy trau dồi thêm những kiến thức mà bản thân đã biết, tìm hiểu thêm những kiến thức mới mà công việc hằng ngày mình đang làm.

Tip 6: Đi học, làm gì cũng được. Đi làm, làm theo đúng quy trình.

Trong trường, khi được giao bài tập hay làm việc nhóm, các bạn muốn code kiểu gì cũng được, miễn làm xong và ra sản phẩm là ok.

Trong môi trường làm việc, để công việc hoạt động trôi chảy, dễ quản lý, mọi công việc của bạn phải theo đúng quy trình. Đi kèm với các quy trình này là viết document, viết báo cáo, điền timesheet, họp hành liên miên. Việc theo quy trình này đôi khi khiến bạn mệt mỏi và cảm thấy thời đi học thật dễ chịu. Code kiểu gì miễn ra kết quả là được, bài tập nhóm đến bài tập cá nhân mọi thứ đều đỡ cứng nhắc hơn nhiều.

Thật ra, dù khác nhau đi chăng nữa thì việc đi làm vận dụng rất nhiều kiến thức mà bạn đang phải học, vậy nên để có một “tương lai tươi sáng và đỡ vất vả” đừng bao giờ bỏ qua những thứ nhỏ nhặt. Ngoài ra, việc đi học và việc đi làm đều cần học. Kiến thức công nghệ rất nhiều thứ nhanh lỗi thời và hết hạn, xu hướng công nghệ là điều cần theo dõi. Ngoài ra,chúng ta nên trau dồi thêm kiến thức cho bản thân là điều bất cứ khi nào khi bạn quyết định gắn bó với ngành lập trình.

Từ những thứ nhỏ nhặt bạn mới làm được việc lớn được, việc bạn làm theo quy trình cũng thế. Công ty mình đang áp dụng một số quy trình như Agile scrum, ISO, …

Tip 7: Đi học, học xong là hết. Đi làm, học xong là … chiến.

Nhiều bạn sinh viên thường than thở với mình là chương trình học nặng, bài tập nhiều. Tuy vậy, làm sinh viên có cái sướng là học xong thi xong rồi thôi, không cần phải suy nghĩ nữa cho nặng đầu.

Cuộc sống khi ra trường đi làm không dễ dàng như thế. Kiến thức của bạn rất nhanh lỗi thời và hết hạn. Là một lập trình viên, chúng ta phải trau dồi kiến thức của bản thân hằng ngày, theo dõi xu thế công nghệ (đọc medium), tự làm quen với các ngôn ngữ/công nghệ mới.

Khi đi làm, không có khái niệm “học xong” mà chỉ có “học, học nữa, học mãi”, dừng học là chết đấy.

Hãy cập nhật kiến thức thường xuyên “học thêm công nghệ mới” nó giúp đỡ bạn rất nhiều công việc.

Tip 8: Đi học, học kém thì trượt môn. Đi làm, làm kém vẫn có lương tháng.

Đây cũng là một trong những điều khác nhau cơ bản giữa học và làm. Đi học, bạn trượt môn thì chắc chắn là học lại, coi như bạn “làm lại từ đầu”, phải đầu tư lại thời gian và công sức. Nhưng khi đi làm, nếu bạn làm kém thì cùng lắm là ăn chửi, mặc dù cuối tháng vẫn có lương – nghĩa là bạn vẫn được trả công cho sự yếu kém, nhưng thường nó là tháng lương cuối cùng của bạn.

đừng sợ làm kém mà bị đuổi việc cho nên bạn chỉ làm những task dễ, vừa sức. Bạn hãy chịu khó nhận những task khó “luôn có người support bạn” bạn mới lên trình được. (hồi mới vào công ty mình chỉ làm những task dễ, sau đó mình nhận ra chẳng giúp ích gì cho bản thân. )

Có một câu châm ngôn sống mình rất thích, mình xin gửi các bạn thay cho lời kết.

Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn

Bài viết xin phép được kết thúc tại đây, có nội dung nào chưa chính xác xin mọi người góp ý vào comment bên dưới!

Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Lần đầu viết bài có gì sai sót mong người bỏ qua cho em nhé.

 

4 Replies to “Một số tip chia sẽ kinh nghiệm bản thân giữa việc đi học và đi làm

  1. Tip 8 thì hình như ko tồn tại ở DEHA zai ơi, a làm mất mấy khách hàng mà chưa bị đuổi 😀

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *