Trong cuộc sống hàng ngày những điều tưởng chừng như rất đơn giản nhưng khi chúng ta nhìn dưới một khía cạnh khác thì nó lại trở nên vô cùng phức tạp và rất khó lý giải. Có một câu hỏi đạo đức quan trọng nhất trong thời đại chúng ta: có vấn đề nào đang xảy ra với thế giới chúng ta khi tất cả mọi thứ có thể mua được bằng tiền? Làm sao có thể ngăn các giá trị thị trường khỏi xâm nhập vào những lĩnh vực của đời sống vốn không bị chi phối bởi các giá trị của thị trường? Đâu là giới hạn đạo đức của thị trường? “Tiền không mua được gì?” của tác giả người Mỹ Michael Sandel là một cuốn sách thú vị mà mọi độc giả nên đọc.
Sách gồm 5 phần chính:
- Một: Chen lên đầu hàng.
- Hai: Động cơ.
- Ba: Thị trường lấn át đạo đức.
- Bốn: Thị trường sống và chết.
- Năm: Quyền đặt tên.
Một: Chen lên đầu hàng.
Không ai thích phải xếp hàng chờ đợi. Đôi khi bạn có thể trả tiền để được chen lên khi xếp hàng. Đã từ rất lâu ai cũng biết rằng, ở những nhà hàng nổi tiếng lúc đông khách, việc trả một khoản tiền “tip” để không phải đợi chờ lâu. Khoản tiền này là một khoản tiền hối lộ và nó được trao nhận kín đáo. Nhà hàng không hề treo biển ngoài là đưa cho người phụ trách 50 dollars là sẽ có bàn ngay. Nhưng những năm gần đây thì việc bán quyền trên chỗ đã trở nên công khai và phổ biến.
Trong những thập niên gần đây, các giá trị của thị trường ngày càng lấn át các chuẩn mực phi thị trường trong hầu hết các mặt trong đời sống. Ngày nay cái gì cũng có thể mua được bằng tiền. Trong cuốn sách ông Michael Sandel đã đưa ra những ví dụ, tình huống rất cụ thể:
- Nâng cấp phòng giam: 82 USD/ một đêm. Ở Santa Ana, bang California và một vài thành phố khác, tội phạm không liên quan đến bạo lực được phép trả tiền để có phòng giam sạch sẽ, yên tĩnh, cách xa phòng giam của những tội phạm không trả tiền.
- Quyền đi vào làn đường dành cho nhiều người khi trên xe chỉ có một người là 8 USD (một vài thành phố ở Mỹ).
- Bác sĩ mở thêm các gói “y khoa chăm sóc bệnh nhân”. Bác sỹ như một người nhân viên trong khách sạn 5 sao, luôn sẵn sàng phục vụ cả ngày lẫn đêm. Với mức phí hàng năm từ 1.500 – 25.000 dollars, bệnh nhân chắc chắn sẽ được khám ngay trong ngày hoặc ngày hôm sau mà không phải chờ đợi lâu, được tư vấn một cách thong thả, và có thể gửi thư điện tử, gọi điện cho bác sĩ trong vòng 24h.
- Quyền bắn một con tê giác đen – con vật đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng là 150.000 USD (ở Châu Phi).
- Quyền được thải 1 tấn cacbon vào bầu khí quyển là 18 USD (liên minh Châu Âu).
- Cho con nhập học vào một trường đại học danh tiếng: Ban lãnh đạo một số trường đại học hàng đầu trên thế giới sẽ chấp nhận một sinh viên không xuất sắc lắm nếu mà cha mẹ sinh viên này sẵn sàng đóng góp một khoản tiền lớn cho trường.
=> Qua những ví dụ cụ thể trên ta có thể thấy tiền đang dần mua được mọi thứ. Có một câu rất hay “thứ gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền”. Và đó là dấu hiệu của một thời đại mới. Ở sân bay, trong công viên giải trí, tại hành lang hay phòng chờ khám bệnh, quy luật xếp hàng “đến trước được phục vụ trước” không còn, thay vào đó là quy luật của thị trường “tiền nào của nấy”. Tác giả đã nêu ra một lập luận rằng nếu chúng ta không sớm nhận ra điều này thì chúng ta sẽ biến một nền kinh tế có thị trường thành một nền kinh tế thị trường. Nó còn phản ánh một điều còn lớn hơn, tiền và thị trường có phạm vi tác động ngày càng rộng, lên cả khía cạnh của đời sống vốn không bị chi phối bởi các chuẩn mực của thị trường.
Xã hội xuất hiện hai lập luận về tôn trọng tự do cá nhân và về tối đa phúc lợi xã hội.
- Lập luận thứ nhất là của những người theo trường phái tự do: cho rằng con người có quyền tự do mua bán bất cứ thứ gì họ muốn, chừng nào không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Phái tự do phản đối các điều luật cấm đầu cơ vé vì lý do giống như khi họ phản đối các điều luật cấm hành nghề mại dâm hoặc cấm bán các bộ phận trên cơ thể người.
- Lập luận thứ hai là của những người theo tư tưởng vị lợi: Nó cho rằng hoạt động trao đổi trên thị trường khiến người mua và người bán có lợi như nhau, vì vậy phúc lợi của tất cả chúng ta, tức là phúc lợi xã hội sẽ tăng lên. VD: một người trả 125 dollars để được mua vé xem kịch mà không cần phải đứng chờ để mua vé. Cả bên người mua và người bán đều có lợi như nhau. Như vậy phúc lợi của xã hội tăng lên.
Đúng và sai là 2 chân trời đối lập nhau. Trong cuốn sách tác giả đã nêu ra những ví dụ, tình huống cụ thể, đa dạng, quan điểm của các bên đối lập và cả quan điểm của tác giả theo nhiều khía cạnh khác nhau để nhìn nhận một vấn đề. Để cho người đọc cùng suy ngẫm và đặt mình vào trong những con người ở những khía cạnh đó để xem xét sự việc. Khi đọc xong chắc chắn mỗi người sẽ tự rút ra được những bài học khác nhau tùy vào cách cảm nhận và tiếp cận vấn đề của mỗi người.
to be continue!!!