Xin hãy hiểu cho tôi, vì tôi cách các anh em hơn 3,665 km. Tôi không có ai ở sau lưng còn đối diện với tôi là khách hàng ở một phương trời xa lạ và sự cô độc.
<< Trích tác phẩm "nỗi lòng xa xứ" của tác giả Hùng xi lanh>>
Tuấn, tên thật là Đặng Quang Tuấn, hay còn gọi là Tuấn Bean vừa về nước qua cửa khẩu sân bay Nội Bài sau một thời gian hoạt động tại nước ngoài. Lần về nước lần này của Bean đã được đồng bọn tại Duy Tân chờ đón đã lâu với hi vọng mang về nhiều dự án béo bở.
Nhớ khi xưa, khi tôi tiễn biệt Bean ở Nội Bài để anh theo chân cụ Châu PB đi Đông Du, cảnh vô cùng cảm động. Tôi thấy cô vợ xinh đẹp cùng với bầy con nheo nhóc bán theo chân bố mà trong lòng rung rinh xao xuyến. Trước khi Bean lên đường, tôi có chuyển lời của các anh em, ngoài việc hứa sẽ chăm sóc vợ Bean chu đáo, còn nhờ Bean mấy việc đơn giản trong đó có việc bán bớt đội QA. Hậu quả của việc nhờ vả thì rất khủng khiếp. Bài học rút ra là tôi cần cẩn thận hơn với nhờ vả kiểu này, kẻo DEHA thất thủ.
Tôi xin chúc mừng Bean vì đã có chuyến đi thành công xuất sắc, đạt được nhiều mục tiêu. Bản thân Bean cũng đã trưởng thành và chín hơn rất nhiều sau chuyến đi này.
Khi Bean về nước, tôi có may mắn hội ngộ và được Bean chia sẻ nhiều điều bổ ích. Tôi xin trích lược ra đây. Phần chữ in nghiêng là nội dung của Bean, còn phần chữ thường là của tôi bổ sung cho dễ hiểu để xin hầu đọc giả:
Lần này là lần sang Nhật lần thứ 2. Sang một mình cảm giác cô đơn, tự kỉ. Hầu như không nói chuyện với ai. Khách hàng hầu như không nói chuyện (ngoài công việc), ở nhà chỉ nghe ti vi (là có tiếng người), không được nói gì với ai. Vì thế nên rất cô đơn. Vì cảm giác cô đơn nên trong lòng luôn cảm thấy bực bội. Mỗi khi có vấn đề, không gọi thấy team member thì cảm thấy rất ức chế, rất tâm lí.
Cảm giác ngồi trực tiếp với khách hàng như cảm giác ra trận, đối mặt với "kẻ thù". Khi có bug thì rất lo lắng. Xin lỗi khi đối mặt không dễ như xin lỗi bằng chat. Dù là việc nhỏ cũng phải rất chân thành. Được cái làm việc tập trung hơn làm việc ở nhà (có lẽ vì ít bị quấy).
Về tiếng Nhật, cảm giác tiến bộ gấp 10 lần so với (việc học tiếng Nhật) ở Việt Nam. Khi đã sang Nhật, tiếng Nhật vào tai, buộc mình phải dùng mọi khả năng để nói chuyện cho khách hàng hiểu. Cách tốt nhất để học tiếng Nhật là sang Nhật sống.
Ấn tượng nhất là dịch vụ của Nhật. Chất lượng dịch của Nhật, không có gì để chê. Kể cả nhà vệ sinh chỗ ỉa, chỗ đái cũng rất sướng. Đa số chỗ ỉa, đái ở các ga tàu điện đều có sưởi, ngồi rất ấm, thậm chí sau khi hành sự xong, cũng chả cần phải chùi. Nhiều thử rất nhỏ như hộp, gói… rất dễ dùng, dễ bóc. Từ câu chuyện đó cảm thấy dự án của mình rất tệ so với dịch vụ Nhật. Mình cũng là một nhà cung cấp dịch vụ như các nhà cung cấp dịch vụ khác của Nhật thôi. Trong khi người Nhật đang sống trong một xã hội chất lượng dịch vụ rất cao, họ sẽ cảm thấy thế nào nếu nhận được sản phẩm của mình? Nếu mình không thỏa mãn một phần kì vọng của khách hàng, chắc chắn sẽ cảm thấy rất điên tiết.
Vui nhất là những khi đi DEMO cho khách. Niềm vui đến không phải vì mình làm xong việc của mình mà vì mình đã giải quyết được khó khăn của khách. Vui vì mình giúp được người ta chứ không phải vì nhiệm vụ.
Bài học đáng nhớ là: “Làm việc gì cũng cần rõ ràng, không thống nhất với nhau, đến khi phát sinh vấn đề thì không biết phải giải quyết thế nào, tránh mập mờ, rất khó nói chuyện khi có vấn đề phát sinh.”
Tính chủ động cũng rất quan trọng, làm việc gì cũng cần chủ động, nhìn rộng. Đừng đợi được giao việc, đừng làm việc theo lối mòn, không nhìn rộng ra. Có một độ mình nhớ lại cuốn sách “Lãnh đạo không chức danh”, không cần chức danh vẫn là lãnh đạo.
Ấn tượng rõ nét nhất về cuộc sống Ở Tokyo là nhà cửa thường gần ga tàu, chỗ nào ga to thì nhà càng đông đúc.