Đêm mưa gió rét trong cái mùa dịch nCoV khiến cả thế giới sợ hãi. Ngồi trong nhà không ngủ được, suy tư về câu hỏi của khách hàng:
“PO bọn mày khác gì comtor, chỉ dịch và truyền đạt lại thôi mà?”.
Có gì đó sai sai, ở DEHA chúng ta làm gì có vị trí comtor, chúng ta vẫn tâm niệm rằng mình là chủ sản phẩm, là điểm nối quan trọng giữa khách hàng và đội phát triển cơ mà.
Sao lại là Comtor??? Cảm thấy tổn thương vô cùng, dường như khách hàng đang đánh giá thấp năng lực của chúng ta hoặc là năng lực hiện tại của chúng ta vẫn đang cách xa so với kỳ vọng của họ với vị trí PO.
Vậy PO là gì, Comtor là gì. Hai role này khác nhau như thế nào?
Product Owner là ai?
PO viết tắt của Product Owner, dịch sang tiếng Việt là “chủ sản phẩm” hay như ở DEHA nói vui với nhau là “sản phẩm viên” (giống như lập trình viên)
Là một vai trò trong Scrum Team, là người chịu trách nhiệm mọi mặt về sản phẩm.
Vai trò của PO là tối ưu hoá giá trị của sản phẩm và tối ưu hoá năng lực của nhóm phát triển thông qua việc quyết định các tính năng của sản phẩm và sắp xếp các hạng mục,chức năng theo độ ưu tiên.
Vai trò và Nhiệm vụ của PO tại DEHA được mô tả như dưới đây:
1. Vai trò đại diện khách hàng đối với nhóm phát triển
-
- Cung cấp và làm rõ các yêu cầu chức năng, yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu chất lượng, kế hoạch, tầm nhìn về sản phẩm của khách hàng và các bên liên quan cho nhóm phát triển.
- Khiến cho và giúp đỡ nhóm phát triển nắm vững các yêu cầu từ phía khách hàng.
- Đảm bảo lợi ích của khách hàng trong mối tương quan với các điều kiện khác.
- Làm thỏa mãn khách hàng về mặt dự án và sản phẩm.
- Nghiệm thu, chấp nhận hoặc từ chối các kết quả làm việc của nhóm phát triển.
- Kích hoạt hoặc hủy bỏ các giai đoạn phát triển trong quá trình phát triển dự án.
- Hướng dẫn, tư vấn, tham gia hoặc chủ trì việc cải thiện chức năng, tính năng, chất lượng, kĩ thuật với vai trò là khách hàng của nhóm phát triển.
2. Vai trò đại diện nhóm phát triển với khách hàng
-
- Thu thập thông tin, báo cáo, cung cấp chia sẻ hoặc làm rõ các thông tin về sản phẩm, chất lượng, kế hoạch, kĩ thuật, ngân sách với khách hàng.
- Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ khách hàng về mặt tính năng, giao diện, trải nghiệm, chất lượng, kế hoạch, kĩ thuật, kinh doanh của sản phẩm, dự án.
- Bảo vệ các yêu cầu chính đáng của nhóm phát triển mà vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng và thỏa mãn các bên liên quan trong bối cảnh của dự án.
3. Cộng tác với các bên liên quan
-
- Đảm bảo hoàn thành dự án với nguồn lực và ngân sách cho phép.
- Chia sẻ, cung cấp các thông tin cần thiết cho các bên liên quan, giúp hoàn thành dự án.
- Hỗ trợ, tư vấn các bên liên quan, giúp các thành viên liên quan có thể đạt được mục đích trong bối cảnh của dự án.
- Huy động sự hỗ trợ của các bên liên quan nhằm giúp đạt được mục tiêu dự án.
Còn Comtor thì sao
Comtor là viết tắt của Communicator – người truyền đạt – là cầu nối về thông tin, giúp trao đổi giữa khách hàng và đội ngũ dự án.
Công việc của Comtor bao gồm:
-
- Dịch tài liệu
- Thông dịch cuộc trao đổi giữa hai bên, ví dụ như là Q&A, những feedback diễn ra trong quá trình thực hiện yêu cầu.
- Giải thích những mô tả, yêu cầu của khách hàng cho đội ngũ kỹ thuật
- Tham gia cuộc họp báo cáo tiến độ, và lưu lại biên bản họp.
- Nắm bắt tiến độ để chủ động liên lạc với khách hàng khi xảy ra vấn đề không mong muốn.
Nhìn vào mô tả vai trò và công việc thì có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác nhau giữa PO và Comtor. Tuy nhiên, theo tôi điểm khác nhau mấu chốt giữa 2 vai trò này là tâm thế hay nói cách khác là cách tiếp cận đối với sản phẩm (dự án). Trong khi comtor có vẻ thụ động hơn với sản phẩm, dự án (chỉ đơn thuần là người “truyền tin”) , thì PO lại là người phải chủ động với sản phẩm của mình, phải suy nghĩ để tạo ra sản phẩm có giá trị với khách hàng, người dùng, phân tích, đánh giá, chọn lọc những chức năng phù hợp. Tuy rằng, cả PO và Comtor đều được cho là cầu nối giữa khách hàng và đội phát triển, nhưng nếu liên tưởng đến hình ảnh cây cầu thì có vẻ như Comtor giống như cây “cầu khỉ” chông chênh, còn PO giống như cây cầu bê tông cốt thép hoặc chí ít là cây cầu sắt vững chắc hơn hẳn.
Trên thực tế cần phải thừa nhận rằng chúng ta ở thời điểm hiện tại chưa có được độ vững chắc như cây cầu sắt hay cầu bê tông. Để đạt được level đó cần phải học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn nữa và sau cùng là phải tiến bộ từng ngày.
Hy vọng bài viết này giúp các bạn PO hiểu hơn về nghề của chúng ta và có cách tiếp cận tốt hơn khi tham gia vào các dự án.Tôi nghĩ rằng ai cũng muốn mình tiến bộ từng ngày để trở thành cây cầu vững chắc cho khách hàng và đội phát triển. Và nếu muốn tiến bộ hàng ngày thì hãy tích cực học tập và tiến bộ từng ngày nhé các bạn.
Thay lời kết tôi xin trích dẫn một câu nói của Benjamin Barber, nhà xã hội học nổi tiếng: “Tôi không chia thế giới thành hai loại người khỏe mạnh và yếu ớt, hay thành đạt và thất bại… Tôi chia thế giới thành hai loại người học tập và không học tập.”
Nghề PO thực sự khó.
Phải làm sao để vừa phải vừa lòng khách hàng và không mất lòng đội phát triển.
PO giống như vị trí nhạc trưởng điều phối lối chơi trong 1 đội bóng vậy. Vừa phải cướp bóng từ đối phương, nhận bóng từ đồng đội vừa kiến tạo giúp đồng đội ghi bàn.
Cám ơn Tuấn vì bài viết chia sẻ rất ý nghĩa.
Bình luận quá xuất sắc!!!!
Bợ ít nhao