Tập GYM, học và phát triển

Vậy là cứ mối sáng 1 tiếng đồng hồ, tôi đi tập GYM. Nhớ ngày đầu đi tập, tôi có cái bụng béo phệ, nặng gần 85kg. Ngày đầu đi tập, tôi nhấc tạ tay 4kg mỗi bên thôi mà thở không ra hơi. Bây giờ, tôi như con người khác. Riêng tạ tay, tôi có thế nhẹ nhàng khấc 16kg làm 15x4rep bình thường. Chạy cả 3~4 km vẫn không thấy thở dốc. Quan trọng hơn là tôi chỉ nặng 75kg, vòng ngực, vòng bụng đều đẹp hơn. Cơ thể săn chắc và rất tự tin. Với thể lực tốt vậy, không chỉ bản thân tôi thấy khỏe mạnh hơn mà tôi có thể làm cho mọi người xung quanh vui vẻ và hạnh phúc hơn (nhất là vợ). Tôi cảm thấy có thể kéo dài thêm tuổi thành xuân của mình thêm 4~5 năm nữa. 

Thời gian tập luyện dài như vậy, nhưng mỗi ngày trôi qua, hầu như không thấy thay đổi. Kết quả cuối cùng có được là cả quá trình, là tích lũy. Mỗi ngày, tích lũy một chút thể lực, tích lũy một chút cơ bắp, thời gian trôi qua, việc tích lũy nho nhỏ mỗi ngày sẽ hằn vào cơ bắp và tạo nên sức mạnh cho cơ thể. Cơ thể của con người (và sinh vật nói chung) thường thích ứng tất cả mọi thứ bằng cách tích lũy này. Cả trí não cũng vậy.

Quá trình học một kĩ năng mới của con người thường được cho là bắt đầu bằng việc biết, sau đó chúng ta có thế làm được, nhưng cần sự tập trung của ý thức,  một thời gian sau, trí thông mình cơ bắp sẽ hình thành (quá trình củng cố của melanin), chúng ta sẽ có thể thực hành thành thạo bằng vô thức, đây là lúc cơ bắp và thần kinh được củng cố và liên kết chặt chẽ với nhau, giúp chúng ta có thể không cần nghĩ về nó nữa, nhưng có thể làm nó một cách chính xác. Quá trình học tập và thực hành bằng ý thức là bước đệm để có thể hình thành trí tuệ vô thức. Quy luật này rất quan trọng, nó thể hiện rằng: Không có giới hạn về “độ giỏi” của con người. Và quá trình giỏi bắt buộc phải là một quá trình học và rèn luyện.

Quá trình học tập và rèn luyện trong giai đoạn ý thức rất quan trọng vì nếu bạn làm sai, bạn sẽ sai gần như cả đời. Vậy nên, ở những giai đoạn đầu tiên, bạn phải luyện tập chậm, có phương pháp và tốt hơn cả là có người hướng dẫn.

Cơ bắp co nhiều nhóm cơ, nhiều loại cơ, mỗi loại có một đặc điểm riêng, tác dung riêng, điểm dễ chấn thương riêng. Nếu người tập không biết cứ hùng hục tập, thì kết quả luyện tập không đáng kể thậm chí có thể chấn thương, phải bỏ luyện tập. Não của ta cũng vậy, chúng có những “nhóm cơ” riêng, phụ sách rất đa dạng công việc của cơ thế, nếu ta không tập vùng nào, tất nhiên vùng đó sẽ teo tóp lại, bủng beo và nhiều mỡ (y chang cơ bắp). Nhưng nếu ta hùng hục tập, có thể não bị chấn thương (như tấu hỏa nhập ma ấy) khi đó thì hối cả đời. Vậy nên việc rèn luyện não cũng cần phải rất công phu, khoa học.

Việc học, nên được xem giống như bồi đắp. Không quan trọng là nhiều hay ít mà quan trọng là đều hay không. Đừng nghĩ người giỏi là người học nhiều, cũng giống như đừng xem người khỏe là người nhấc nặng. Chỉ cần học và rèn luyện thật đều… thật đều đặn, ta sẽ có một trí tuệ đẹp, một cơ thể đẹp. Ai trong chúng ta cũng có thể thành danh, hạnh phúc và khỏe mạnh nếu biết học tập và rèn luyện đều đặn.

Nhân tiện bạn đừng nghĩ rằng nhiều người khắc kỉ như vậy là khổ. Một khi việc gì đã thành thói quen, như thể hơi thở rồi, họ không thấy khổ nữa, mà chính ra, tập sống sa đọa mới thành khổ. Bởi vì cơ thể ta, từ xương xẩu, cơ bắp, máu và não bộ đều có tính bồi đắp nên tất cá những điều ta làm đều có thể ảnh hưởng xấu đến ta mà ta không biết. Cơ thể thông minh của ta có một khả năng đặc biệt, đó là nó sẽ ưu tiên chất dinh dưỡng và máu cho những vùng “hay được sử dụng”. Vậy nên, nếu ta dành nhiều thời gian cho những việc xấu, thì không còn chất dinh dưỡng để nuôi những “vùng não tốt”, tính cách ta được hình thành như thế và đời ta sẽ đi về một hướng, mà ta không thể ngờ. Vậy nên, khi chuẩn bị làm việc gì xấu, hãy cẩn thận nhé.

Cuối cùng, tôi đề nghị chúng ta vào facebook hạn chế (theo lịch hoặc giờ xác định), hoặc xóa hẳn app facebook đi. Bỏ đọc tiểu thuyết tiên hiệp, dành thời gian và sức khỏe cho tri thức, tâm hồn, cơ bắp và các mối quan hệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *