Tư duy nhanh và chậm

Não bộ mỗi chúng ta vận hành theo hai hệ thống tư duy đó là hệ thống 1 (tư duy nhanh) và hệ thống 2 (tư duy chậm). Hệ thống 1 hoạt động tự động và mau lẹ, hầu như không cần cố gắng và không cần tự động kiểm soát, không tốn nhiều sức lực. Hệ thống 2 đòi hỏi cần sự tập trung, cần sự nỗ lực, thường gắn với kinh nghiệm chủ quan. Khi nhắc đến người Do Thái có ý kiến cho rằng họ là người thông mình gen di truyền, nhiều người chắc sẽ đồng ý luôn với nhận định này, đó chính là hệ thống 1 đang hoạt động. Nhưng với ai nghi ngờ, họ tìm hiểu và xác minh lại thông tin thì đó là hệ thống 2 hoạt động. Đúng là nhận định đó là không chính xác, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thực tế người Do Thái có thể thông minh lỗi lạc như vậy là nhờ nền văn hoá và cách thức giáo dục của họ đã đem lại cho họ hệ thống tư duy tốt.

Vì tính chất mau lẹ, thiếu kiểm soát mà hệ thống 1 dễ khiến chúng ta mắc sai lầm hơn hệ thống 2. Tuy nhiên, nó không xấu hoàn toàn mà ngược lại rất có ích trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như khi cần ra quyết định nhanh. Khi hệ thống 1 không giải quyết được vấn đề thì lúc đó hệ thống 2 cần xuất hiện và xử lý. Có một khái niệm khác ở đây là “Nhận thức lỏng”, thả lỏng là dấu hiệu cho thấy mọi thứ đang bình thường, không có nguy cơ, không có hiểm hoạ, không gặp vấn đề gì căng thẳng khiến Hệ thống 2 phải định hướng sự chú ý hay huy động sự nỗ lực. Căng thẳng là dấu hiệu cho thấy có vấn đề xuất hiện, đòi hỏi Hệ thống 2 phải tăng cường cảnh giác. Vì vậy, ngược lại với “Nhận thức lòng” là “Nhận thức căng”. Nghe một diễn giả trình bày trong tâm trạng vui vẻ, hoặc khi đang ngậm một chiếc bút chì ngang miệng khiến bạn trông như đang mỉm cười, cùng có thể tạo ra trạng thái nhận thức lỏng. Ngược lại, bạn sẽ cảm thấy nhận thức căng khi đọc một đoạn văn bằng một phồng chữ khó đọc, màu sắc nhợt nhạt hoặc diễn đạt loằng ngoằng, khi ấy bạn sẽ cảm thấy khó chịu, thậm chí hơi cau mày. Nhận thức lỏng khiến cho Hệ thống 1 dễ dàng hoạt động và Hệ thống 2 trở nên lười biếng. Một số nguyên nhân hình thành nhận thức lỏng là Kinh nghiệm lặp lại, Hiển thị rõ ràng, Ý tưởng được mồi, Tâm trạng tốt. Hệ quả của nhận thức lỏng đối với chúng ta là cảm thấy thân thuộc, cảm thấy tin cậy, cảm thấy dễ chịu, cảm thấy thoải mái.

Có một vài đặc điểm khác của Hệ thống 1 như là:

  • Sự chuẩn mục: Trong mọi lĩnh vực, Hệ thống 1 thường liên tưởng đến sự chuẩn mực, khi một tình huống xẩy ra, Hệ thống 1 thường liên tưởng đến sự chuẩn mực để đưa ra đánh giá. Ví dụ, trong một tình huống bạn gái đến ăn cơm gia đình và ra mắt nhà bạn trai.
  • Sự kết luận: Những ấn tượng, hào quang ban đầu đều khiến Hệ thống 1 phớt lờ đi những hoải nghi và đi đến kết luận ngay lập tức. Con người thường cho rằng chúng ta biết nhiều hơn những gì chúng ta đang biết, nhưng thực tế không phải vậy, điều này đã được Dan Ariely, nói đến trong tác phẩm “Phi lý trí” của mình.
  • Sự nhận định, đánh giá: Hệ thống 1 đưa ra nhận định, đánh giá một cách cơ bản, tự động dù muốn hay không. Chẳng hạn, Công ty A năm nay làm ăn không tốt, chứng tỏ bộ máy lãnh đạo công ty A kém, không đủ năng lực.

Vì tính chất của hệ thống 2 là chậm, tốn nhiều công sức nên việc liên tục sử dụng hệ thống 2 thì cơ thể sẽ bị mệt mỏi. Chúng ta đều cảm nhận được thấy việc chuyển đổi giữa các nhiệm vụ khiến ta tiêu hao nhiều nỗ lực, hệ thống 2 cần hoạt động lúc này. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp đòi hỏi sự nỗ lực càng cao, khi đó đồng tử của chúng ta càng giãn to hơn. Để giúp hệ thống 2 hoạt động khi cần thiết thì Glucozo là chất không thể thiếu. Khi đói khát, mệt mỏi, chúng ta thường bỏ qua sự nỗ lực và tập trung để đưa ra kết quả tốt nhất, thay vào đó là đưa ra quyết định gần giống như hệ thống 1 thực hiện. Bản chất của hệ thống 2 là lười biếng, dễ nhận thấy điều này trong các trường hợp một số người đưa ra ngay câu trả lời mà không chịu suy nghĩ. Những người có lý trí hơn sẽ không đưa ra đáp án ngay, họ sẽ hoài nghi và suy nghĩ về nó. Liên quan đến vấn đề lý trí này, đã có nghiên cứu cho thấy rằng, tính lý trí và sự kiểm soát có mối liên hệ với trí tuệ, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người có sự kiểm soát tốt thường có kết quả tốt hơn trong những vấn đề trí tuệ. Một trong những thí nghiệm được đánh giá là nổi tiếng nhất trong ngành Tâm lý học của Walter Mischel và các sinh viên của ông. Họ nghiên cứu dựa trên một tình huống điển hình đối với những đưa trẻ bốn tuổi. Họ thấy rằng, những đứa trẻ có khả năng cưỡng lại sự ham muốn, có khả năng kiểm soát nhận thức tốt hơn, khi trưởng thành, tỉ lệ những trẻ này sử dụng ma tuý cũng thấp hơn. Một sự đáng kế trong khuynh hướng trí tuệ cũng xuất hiện: Những đứa trẻ thể hiện khả năng kiềm chế tốt hơn khi mới bốn tuổi về cơ bản sẽ đạt được những thành tích cao hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ.

Ở đây, chúng ta không đánh giá Hệ thống 1 hay Hệ thống 2 là tốt hay xấu. Cơ bản Hệ thống 1 dễ khiến chúng ta mắc sai lầm hơn Hệ thống 2, tuy nhiên nó cũng có lợi ích nhất định như trong những vấn đề cần đưa ra quyết định nhanh chóng, ngay lập tức. Chúng ta cũng không thể cả ngày sử dụng Hệ thống 2 được. Cả 2 hệ thống sẽ hỗ trỡ cho nhau. Để tránh sai làm thì nên học cách nhận biết các tình huống dễ nảy sinh sai lầm và cố gắng tránh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *