Làm việc với product backlog có thể coi là khá thử thách và khiến nhiều Product Owner gặp khó khăn với những product backlog quá dài và quá chi tiết. Bài viết này sẽ đưa ra 10 lời khuyên có ích sẽ giúp bạn xử lý product backlog 1 cách hiệu quả.
Tip #1: Bổ sung thêm Product Roadmap (lộ trình sản phẩm) vào Product Backlog của bạn
Sử dụng roadmap để phác thảo tổng thể quá trình phát triển của sản phẩm mà bạn muốn thực hiện.Liệt kê các bản release chính cùng với mục tiêu và lợi ích trong từng bản release đó. Sau đó dựa vào lộ trình để chuyển hoá các product backlog, đồng thời dựa vào các mục tiêu đã đặt ra để xác định những backlog items phù hợp. Điều này đảm bảo backlog của bạn thống nhất với kế hoạch của sản phẩm, đồng thời giúp bạn quyết định những backlog items nào nên được đưa vào backlog.
Strategic plan (Kế hoạch chiến lược): mô tả sản phẩm sẽ phát triển như thế nào sau vào lần release.
Tactical tool (Công cụ chiến thuật): cung cấp những thông tin chi tiết, bao gồm những epic và user story sẽ được tiến hành làm để tạo ra 1 hoặc nhiều bản release.
Tip #2: Tập trung vào Backlog của bản release sắp tới
Sử dụng product backlog với vai trò là công cụ chiến thuật, đưa ra những thông tin chi tiết về sản phẩm – bao gồm những epic và user story sẽ được tiến hành thực hiện để có thể chuyển giao trong lần release tiếp theo. Điều này giúp ta có được 1 backlog ngắn gọn, rõ ràng, và cũng tương đối dễ cập nhật và thay đổi. Những phần tăng trưởng mang tính dài hạn của sản phẩm sẽ nên được đề cập trong lộ trình sản phẩm thay vì product backlog.
Tip #3: Bắt đầu bằng những product backlog ngắn và khái quát.
Đặc biệt là khi bạn bắt đầu với 1 sản phẩm mới hoặc những tính năng mới và giữ lại những item có độ ưu tiên thấp ở dạng thô sơ. Dựa vào mong muốn của khách hàng và người dùng để quyết định sẽ tiến hành thực hiện tính năng nào, phát triển product backlog, và làm mịn những item tương ứng.Tuy nhiên, backlog của bạn sẽ trở nên dài hơn và chi tiết hơn khi sản phẩm dần hoàn thiện, đồng thời bạn sẽ cần tập trung vào sự thay đổi trong phần tăng trưởng và fix bug.
Tip #4: Cộng tác với nhóm phát triển
Để các thành viên trong nhóm phát triển cùng tham gia làm việc với product backlog. Điều này giúp bạn được tận dụng những hiểu biết,khả năng sáng tạo của các thành viên, đồng thời phát hiện ra những rủi ro và lệ thuộc về mặt kĩ thuật . Nó cũng giúp các thành viên hiểu rõ hơn backlog và mang có được những requirements tốt hơn, rõ ràng hơn.
Tip #5: Học cách từ chối
Từ chối những ý tưởng, yêu cầu không giúp bạn đạt được mục tiêu release hoặc không đưa bạn tới gần tầm nhìn sản phẩm hơn. Điều này đảm bảo sản phẩm của bạn có value proposition (tuyên bố giá trị) rõ ràng, ngăn chặn sản phẩm phình ra vượt quá mức cho phép. Nếu những ý tưởng hay requirements là quan trọng nhưng không thể release trong 1 vài sprint sắp tới, thì hãy cân nhắc để đưa nó vào lộ trình sản phẩm.
Tip #6: Nhìn “xa” hơn user story
Nhìn chung, user story và những yêu cầu chức năng là quan trọng, nhưng vẫn chưa đủ. Chúng ta cũng cần phải quan tâm tới cả tương tác người dùng, những yêu cầu phi chức năng của sản phẩm, giao diện người dùng và đưa nó vào product backlog.
Tip #7: Sắp xếp ưu tiên cho backlog
Đánh giá mức độ rủi ro, nguy cơ để quyết định thời gian khi nào bắt đầu thực hiện 1 item. Giải quyết sớm những item có độ rủi ro cao sẽ giúp bạn kiểm chứng những giả định của bạn về item, để nhanh chóng thất bại (fail fast) và có những điều chỉnh. Kết hợp rủi ro và phân tích lợi ích về chi phí, đồng thời cân nhắc các yếu tố có liên quan khi cần thiết.
Tip #8: Chủ động quản lý product backlog
Thường xuyên làm mịn product backlog cùng với đội phát triển. Phân tích phản hồi và dữ liệu thu thập được từ việc bàn giao phần tăng trưởng mới nhất cho người dùng để cập nhật những thay đổi phù hợp cho backlog: loại bỏ, thêm mới item, và cập nhật những item đang có. Điều này giúp tối ưu hoá khả năng xây dựng 1 sản phẩm mà người dùng thực sự mong muốn và đảm bảo backlog luôn được cập nhật và đầy đủ.
Tip #9: Chuẩn bị backlog sẵn sàng
Chia các mục,task lớn thành những mục nhỏ hơn bằng cách tận dụng những hiểu biết thu được từ việc chuyển giao những phần tăng trưởng của sản phẩm cho người dùng. Đảm bảo những item có độ ưu tiên cao đã sẵn sàng trong buổi planning sprint: những items cần được làm rõ, có thể thực hiện được và có thể test. Điều này tạo nên cam kết có cơ sở và nó giúp đội chuyển hoá các item thành một phần tăng trưởng mà không phải liên tục hỏi bạn trong suốt sprint những câu hỏi như: user story này có ý nghĩa gì và liệu có bị thiếu sót gì ko.
Tip #10: Làm cho product backlog có thể nhìn thấy và dễ dàng tiếp cận.
Thử sử dụng giấy sticky-note ghi nội dung baclog và dán lên tường. Backlog kiểu này sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Nếu backlog được treo trên tường nơi gần đội và đội ngồi cùng nhau thì nó dễ dàng cho việc quan sát và tạo ra tính minh bạch.
- Cảnh báo bạn khi backlog trở nên quá lớn, vì khi đó bức tường sẽ ko còn chỗ trống.
Công cụ như Product Canvas sẽ giúp bạn hệ thống hoá và trực quan hoá backlog.
Nếu việc sử dụng backlog giấy không khả thi, hãy dùng 1 tool dễ sử dụng, hoặc cân nhắc sử dụng kết hợp giữa backlog dán tường và các công cụ phần mềm như JIRA.
Nguồn bài viết: https://www.romanpichler.com/blog/ten-product-backlog-tips/
Dữ dội quá, không ngờ bạn Quế có bài viết xịn xò thế này.