Thợ học – Tư tư tưởng lớn của Freud

Sigmud Scholomo Freud (06/05/1856 ~ 23/09/1939) vốn dĩ được xem là một nhà tâm lí học. Nhưng những phát hiện của ông vô cùng quan trọng và tác động đến nhiều ngành học khác nhau. Không ngoa mà nói rằng những phát hiện đó làm sụp đổ các hệ thống triết học. Ông còn khai sinh ra một ngành học mới Phân tâm học.

Lịch sử khoa học về tâm thức con người đầu tiên cho rằng, bên trong mỗi con người chúng ta có một “ý chí tự do”, ý chí tự do của con người không bị các ảnh hưởng khác tác động lên. Con người là sinh vật duy nhất có thể bắt mình đi ngược lại với các nhu cầu bản năng và ra quyết định hoàn toàn khách quan. Con người là sinh vật có ý thức, duy lý, làm mọi việc đều suy tính… cho đến khi Freud phát hiện ra một điều quan trọng.

Trước Freud, các bệnh tâm thần được điều trị bằng những phương pháp rất nông dân tàn độc. Người ta cho bệnh nhân sốc điện, ngồi vào máy quay li tâm hoặc ngâm trong đá hoặc lửa với kì vọng máu sẽ lên não tốt hơn hoặc xua đuổi nỗi ám ảnh của bệnh nhân ra khỏi đầu. Freud, không biết từ đâu xuất hiện và điều trị bệnh nhân bằng cách… tâm sự với họ. Rất nhiều bệnh nhân tâm thần dưới sự giúp đỡ của ông đã khỏi bệnh. Thông qua khám và giúp đỡ các bệnh nhân của mình, ông phát hiện ra một điều ghê gớm với khoa học thời đó: Tâm trí của con người bị chi phối bởi vô thức.

Qua quan sát, ông thấy rằng kể cả các bệnh nhân tâm thần mà ý thức của họ đã bị hỏng hoàn toàn, họ vẫn có thể thực hiện các hoạt động sống cơ bản, ăn ngủ nghỉ… Thông qua nhiều thí nghiệm phức tạp mà tôi không kể hết ra đây được, ông nhận xét rằng, ngoài phần ý thức được, con người còn có phần vô thức. Ông mạnh dạnh đề xuất trong tâm thức của con người tồn tại 3 thành phần (Cái nó, cái tôi, cái siêu tôi, nhưng để cho dễ hiểu, tôi xin được gọi bằng cái tên khác): Vô thức, ý thức, bản ngã. Theo ông, Vô thức có vai trò như của động vật thông thường, nó thúc đẩy các nhu cầu sinh lý, các ham muốn, Bản ngã có vai trò như hệ thống kiểm soát bậc cao, đạo đức, sự hợp lẽ thường, còn cái Ý thức đóng vai trò trung gian phân xử, hòa giải, lí giải cả hai cái trên. Trong khi cái vô thức cung cấp động lực, cái bản ngã cung cấp sự kiểm soát thì cái ý thức cung cấp sự cân bằng.

Ta có thể xem xét ví dụ sau để hiểu hơn. Một ngày nọ, chúng ta – một người đàn ông – vào một quán cafe, bất ngờ, chúng ta nhìn thấy một cô gái xinh đẹp mỹ miều, một cô sinh viên khoa Tài chính công, Đại học Kinh tế Quốc dân, ánh mắt lung linh với nụ cười nhẹ nhàng sâu lắng, nàng vừa nhẹ nhàng vừa chân thành làm trái tim chúng ta loạn nhịp. Đó là lúc cơ thể chúng ta được cái bản năng dẫn dắt. Nó cung cấp cho chúng ta động lực và nhu cầu, nó thúc giục chúng ta: Kìa! Hãy đến làm quen đi, chân ái của đời mày kia kìa. Bản năng thúc giục yêu cầu lí trí phải hành động, nhưng lúc đó bản ngã xuất hiện và can dự vào: Nếu tự dưng mà tiến tới làm quen thì thật vô duyên, hắn sẽ nhìn mi như một tên háu gái bệnh hoạn, chưa kể mi ăn mặc quá luộm thuộm, nách tỏa ra mùi mực sống còn đầu thì điểm xuyết những gàu là gàu. Lí trí lúc đó phải đầu tranh, chọn con tim hay là nghe bản ngã?

Freud cho rằng, nếu ta luôn từ chối bản năng, sẽ khiến cho những động lực của mình bị dồn nén. Những ham muốn bị dồn nén lâu ngày có thể làm ta phát điên vì lí trí của ta phải làm việc vô cùng mệt mỏi và dần suy kiệt. Nó dẫn tới trạng thái loạn thần. Với lập luận đó, Freud đã đề xuất ra một phương án điều trị các bệnh về thần kinh. Ông cho các bệnh nhân của mình ngồi ở vị trí thoải mái và trò chuyện với họ, qua quá trình trò chuyện ông khơi gợi lại các ám ảnh, các vấn đề quá khứ để họ trái nghiệm lại chúng một lần nữa, và ông với vai trò người điều trị sẽ tham gia vào hành trình đó như một thực thể của câu chuyện, ông có thể là người bố, người mẹ, người yêu của chính bệnh nhân trong câu chuyện, như thế ông sẽ giúp bệnh nhân trải nghiệm lại nỗi đau cũ bằng một phương án có lối thoát, từ đó ý thức của bệnh nhân dần hồi phục. Đó là một quá trình của Phân tâm học.

Khác với nhận định cho rằng, chúng ta có một ý thức vững mạnh và con người là sinh vật duy lý. Ngược lại, con người không khác gì các loài sinh vật khác, hầu hết được bản năng thúc giục và định hướng, ý thức chỉ xuất hiện sau trong quá trình tư duy, với vai trò đưa ra các lí lẽ để biện hộ cho những hành động đã làm.

Lý thuyết của Freud nhấn mạnh vai trò của những người “biết lắng nghe” trong tiến trình tâm lý bình thường của con người. Một người mẹ, người vợ, người bạn, biết lắng nghe sẽ tạo ra một “giải pháp cảm xúc”, đôi khi vô cùng quan trọng đối với tiến trình tâm lí bình thường của con người. Dù sao đi nữa, con người thường không tìm kiếm giải pháp trong quá trình giao tiếp, mà thông thường, chỉ tìm kiếm một lối thoát cảm xúc. Câu nói tưởng như vô nghĩa: “thế cơ à” thực ra là cực kì quan trọng đối với hầu tất các loại quan hệ, nhất là tình yêu.

Những nhận định này của Freud mới mẻ vào thời đó khiến ông chịu nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, thần kinh học và sinh lí học hiện đại đã dần chứng minh được những nhận định này của ông, qua đó khẳng định tài năng và trí tuệ của Freud cũng như ghi nhận những đóng góp to lớn của ông đối với tâm lí học.

Freud còn có những đóng góp mang tính định hướng cho ngành tâm lí học phát triển và một số lĩnh xực tâm lí hành vi khác.

Bản thân tôi, đọc Freud khiến tôi hơi rùng mình một chút khi Freud lí giải về quá trình phát triển tâm lí của con người. Có lẽ quan sát của ông hơi thiên kiến và chịu nhiều hạn chế của thời đại. Bản thân ông, cũng chịu nhiều trắc trở trong cuộc sống và sự nghiệp, lí thuyết của ông, do những bê bối về việc ủng hộ cocain, mà mãi sau này mới được công nhận.

Các bạn có thể tìm đọc Nhập môn phân tâm học của Sigmuc S. Freud của nhà sách Nhã Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *